tailieunhanh - Tóm tắt Luận án tiến sĩ Y học: Tạo hình tai nhỏ bằng kỹ thuật Nagata có cải tiến
Luận án được nghiên cứu với mục tiêu nhằm khảo sát các đặc điểm của sụn sườn liên quan đến kỹ thuật tạo hình khung sụn vành tai. Đánh giá hiệu quả của vạt da – cân thái dương đỉnh và vạt da sau tai trong kỹ thuật nâng vành tai kiểu hai vạt. Đánh giá kết quả của phẫu thuật tạo hình tai nhỏ bằng kỹ thuật Nagata có cải tiến. | Tóm tắt Luận án tiến sĩ Y học: Tạo hình tai nhỏ bằng kỹ thuật Nagata có cải tiến BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÝ XUÂN QUANG TẠO HÌNH TAI NHỎ BẰNG KỸ THUẬT NAGATA CÓ CẢI TIẾN Ngành: Tai - Mũi - Họng Mã số: 9720155 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2018 Công trình được hoàn thành tại: Đại Học Y Dƣợc Thành Phố Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: 1. . Trần Thiết Sơn 2. . Trần Thị Bích Liên Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận án cấp Trường họp tại: Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh Vào hồi . giờ . ngày . tháng . năm Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Khoa học Tổng hợp - Thư viện Đại học Y Dược 1 GIỚI THIỆU LUẬN ÁN Đặt vấn đề Tai nhỏ là dị dạng bẩm sinh của tai ngoài, được xếp vào nhóm dị dạng sọ mặt, có thể xuất hiện độc lập hoặc kết hợp với dị dạng khác của tai như teo hẹp ống tai ngoài, dị dạng tai giữa, tai trong và phối hợp với các dị dạng sọ mặt như hội chứng Golderhan, Treacher Collin. Năm 2011, Luquetti ghi nhận tỉ lệ trung bình của dị dạng tai nhỏ là 2,1/10000 trẻ sơ sinh, tỉ lệ này dao động từ 0,83/10000 – 17,4/10000 tùy vào mỗi vùng địa lý của từng quốc gia. Tại Việt Nam chưa có báo cáo chính thức về tỉ lệ dị dạng tai nhỏ trong cộng đồng. Dị dạng tai nhỏ không chỉ ảnh hưởng đến khả năng nghe mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý, hành vi của trẻ. Ngoài ra dị dạng tai nhỏ còn gây khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày như mang kính, khẩu trang, trang sức Hiện nay có nhiều lựa chọn trong kỹ thuật tạo hình tai nhỏ như sử dụng tai giả, tạo hình từ sụn sườn tự thân hay sử dụng chất liệu nhân tạo Medpor. Tuy nhiên, kỹ thuật tạo hình tai nhỏ bằng sụn sườn tự thân vẫn được các phẫu thuật viên ưu tiên lựa chọn với tỉ lệ hơn 91,3%. Tạo hình tai nhỏ bằng sụn sườn tự .
đang nạp các trang xem trước