tailieunhanh - Tóm tắt Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất và chất lượng ớt cay (Capsicum Annuum L.) ở tỉnh Bình Định
Luận án được nghiên cứu với mục tiêu nhằm đánh giá được hiện trạng sản xuất ớt cay ở tỉnh Bình Định, xác định được giống ớt cay mới phù hợp với thị trường xuất khẩu và giải pháp kỹ thuật hợp lý nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất loại gia vị này tại tỉnh Bình Định. | Tóm tắt Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất và chất lượng ớt cay (Capsicum Annuum L.) ở tỉnh Bình Định BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ------------------------------- VŨ VĂN KHUÊ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG ỚT CAY (CAPSICUM ANNUUM L.) Ở TỈNH BÌNH ĐỊNH Chuyên ngành: Khoa học cây trồng Mã số: 9 62 01 10 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP Hà Nội - 2018 Công trình được hoàn thành tại: VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: 1. . Trần Khắc Thi 2. TS. Hoàng Minh Tâm Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp cơ sở họp tại: Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: 1. Thư viện Quốc gia Việt Nam; 2. Thư viện Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam; 3. Thư viện Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ;ang 25-30. 2. Vũ Văn Khuê (20 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Ớt cay (Capsicum annuum L.) là một trong các loại rau gia vị có giá trị kinh tế cao được sử dụng tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Với hình thức sử dụng đa dạng như ăn tươi, phơi khô xay làm bột ớt, chế biến tương ớt, các loại sốt đặc biệt của một số nước, ngâm dấm, trái đóng hộp, nên cây ớt có tiềm năng phát triển rất lớn. Trên thế giới, tổng diện tích ớt tươi và khô tăng từ 2,94 triệu ha năm 1994 lên 3,63 triệu ha năm 2014, sản lượng tăng từ 14,88 triệu tấn năm 1994 lên 36,14 triệu tấn năm 2014 và giá trị sản xuất đạt 1,93 tỷ USD năm 1994 lên 30,60 tỷ USD năm 2014 (Faostat, 2017). Ở Việt Nam, cây ớt được đưa vào trồng trọt từ rất lâu đời, do thích hợp được nhiều vùng đất khác nhau nên khả năng mở rộng diện tích rất lớn, đặc biệt những năm gần đây, nhiều địa phương đã triển khai thành công mô hình trồng ớt xuất khẩu nên đã mở ra hướng đi mới cho bà con nông dân
đang nạp các trang xem trước