tailieunhanh - Tóm tắt Luận án tiến sĩ: Nghiên cứu sự lưu hành và đặc điểm dịch tễ học phân tử của porcine circovirus type 2 (PCV2) ở lợn nuôi tại Việt Nam

Luận án được nghiên cứu với mục tiêu nhằm đánh giá được sự đồng nhiễm của PCV2 với một số virus (PPV, TTV, PRRS, PCV3) ở lợn nuôi tại Việt Nam. Trong quá trình thực hiện đề tài đã xác định thêm được sự lưu hành của loài virus mới PCV3 ở lợn nuôi tại Việt Nam. | Tóm tắt Luận án tiến sĩ: Nghiên cứu sự lưu hành và đặc điểm dịch tễ học phân tử của porcine circovirus type 2 (PCV2) ở lợn nuôi tại Việt Nam HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM PHẠM HỒNG QUÂN NGHIÊN CỨU SỰ LƯU HÀNH VÀ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC PHÂN TỬ CỦA PORCINE CIRCOVIRUS TYPE 2 (PCV2) Ở LỢN NUÔI TẠI VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: DỊCH TỄ HỌC THÚ Y MÃ SỐ: 9 64 01 08 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Hà Nội, 2019 Công trình được hoàn thành tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Người hướng dẫn khoa học 1: . Huỳnh Thị Mỹ Lệ Người hướng dẫn khoa học 2: . Phạm Công Hoạt Phản biện 1: . Nguyễn Quang Tuyên Trường Đại Học Nông lâm, Đại học Thái Nguyên Phản biện 2: PGS. TS. Nguyễn Hữu Nam Học viện Nông nghiệp Việt Nam Phản biện 3: TS. Bùi Nghĩa Vượng Viện Thú y Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam vào hồi . giờ . ngày tháng . năm 2018 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam PHẦN 1. MỞ ĐẦU . TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng đang ngày càng phát triển và chiếm vị trí quan trọng trong nền nông nghiệp nước ta. Cùng với các tiến bộ kỹ thuật về giống, thức ăn, quản lý, thú y kết hợp với các biện pháp khuyến khích chăn nuôi của nhà nước làm cho ngành chăn nuôi lợn phát triển với tốc độ tương đối cao, mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân đồng thời góp phần vào nền kinh tế quốc gia. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi lợn cũng có nhiều thách thức đó là sự gia tăng và diễn biến ngày càng phức tạp của dịch bệnh, trong đó Hội chứng bệnh do PCV2 được coi là nguyên nhân gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng. Tại Việt Nam, Hội chứng còi cọc ở lợn con sau cai sữa xuất hiện đầu tiên vào năm 2000 và gây ra những ảnh hưởng đáng kể cho ngành chăn nuôi lợn. Tuy nhiên các nghiên cứu về sự lưu hành, đặc điểm dịch tễ học và sự đồng nhiễm

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.