tailieunhanh - Tóm tắt Luận án tiến sĩ: Nghiên cứu bệnh đốm đen (Phaeoisariopsis personata) hại lạc tại Nghệ An

Đề tài đã xác định được các đặc điểm sinh học, dịch tễ đặc trưng của nấm, đánh giá được thiệt hại năng suất do bệnh đốm đen gây ra đối với cây lạc và nghiên cứu biện pháp phòng trừ bệnh một cách hệ thống. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã khẳng định được tầm quan trọng của bệnh đồng thời giải thích được sự gây bệnh của nấm P. personata hại lạc trên đồng ruộng, tìm ra thời điểm xử lý bệnh hiệu quả, từ đó làm cơ sở cho việc đề xuất và áp dụng các biện pháp phòng trừ nhằm giảm thiểu thiệt hại của bệnh một cách hiệu quả, góp phần nâng cao năng suất và phẩm chất lạc. | Tóm tắt Luận án tiến sĩ: Nghiên cứu bệnh đốm đen (Phaeoisariopsis personata) hại lạc tại Nghệ An HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGÔ THỊ MAI VI NGHIÊN CỨU BỆNH ĐỐM ĐEN (Phaeoisariopsis personata) HẠI LẠC TẠI NGHỆ AN CHUYÊN NGÀNH : BẢO VỆ THỰC VẬT MÃ SỐ : 62 62 01 12 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI, 2017 Công trình hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn: . NGUYỄN VĂN VIÊN Phản biện 1: . Ngô Bích Hảo Học viện Nông nghiệp Việt Nam Phản biện 2: . Nguyễn Kim Vân Hội Khoa học kỹ thuật Bảo vệ thực vật Việt Nam Phản biện 3: TS. Hà Minh Thanh Viện Bảo vệ thực vật Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ, ngày tháng năm 2017 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam PHẦN 1. MỞ ĐẦU . TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Bệnh đốm đen do nấm Phaeoisariopsis personata (giai đoạn vô tính) hay Mycosphaerella berkeleyi (giai đoạn hữu tính) là một trong các bệnh hại lá nguy hiểm nhất đối với cây lạc trên toàn thế giới. Thiệt hại năng suất do bệnh đốm đen trên toàn cầu ước tính gần 3 triệu USD (CABI, 2006). Mức độ thiệt hại năng suất của bệnh đốm đen hại lạc thay đổi từ 10 – 80%, tùy theo khu vực và vụ trồng (CABI, 2006; Zhang, 2001; Dwivedi, 2003; Pensuk, 2003; Khedikar, 2010). Trên đồng ruộng, nấm tạo cả 2 giai đoạn sinh sản vô tính và hữu tính nhưng bào tử phân sinh hình thành từ tàn dư tồn tại trong đất là nguồn bệnh quan trọng nhất. Nhìn chung, nấm gây bệnh đốm đen không truyền qua hạt nhưng được xem là tác nhân truyền qua đất. Khi bắt đầu vụ trồng, bào từ phân sinh nấm từ tàn dư trong đất sẽ nhiễm các lá phía dưới và nhanh chóng phát tán lên các lá phía trên và có thể gây tàn lụi bộ lá nếu điều kiện ngoại cảnh thuận lợi (McDonald et al., 1985). Tác nhân gây bệnh đốm đen là một loài nấm túi thuộc nhóm sinh

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN