tailieunhanh - Ảnh hưởng của các phương pháp xử lý rơm lên phát thải khí CH4 và năng suất lúa trên đất phù sa tại Thới Lai, Cần Thơ

Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu đánh giá ảnh hưởng của các biện pháp xử lý rơm lên tốc độ, tích lũy khí CH4 phát thải và năng suất lúa trên đất phù sa tại xã Tân Thạnh, huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ. Nghiên cứu được thực hiện trên diện rộng (1500m2 /1 mô hình), với 3 công thức xử lý rơm khác nhau và 6 lần lặp lại cho từng mô hình. | Ảnh hưởng của các phương pháp xử lý rơm lên phát thải khí CH4 và năng suất lúa trên đất phù sa tại Thới Lai, Cần Thơ Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 6(79)/2017 ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ RƠM LÊN PHÁT THẢI KHÍ CH4 VÀ NĂNG SUẤT LÚA TRÊN ĐẤT PHÙ SA TẠI THỚI LAI, CẦN THƠ Nguyễn Kim Thu1, Cao Văn Phụng1, Trần Văn Dũng2, Vũ Ngọc Minh Tâm1, Hồ Nguyễn Hoàng Phúc1 TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu đánh giá ảnh hưởng của các biện pháp xử lý rơm lên tốc độ, tích lũy khí CH4 phát thải và năng suất lúa trên đất phù sa tại xã Tân Thạnh, huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ. Nghiên cứu được thực hiện trên diện rộng (1500m2/1 mô hình), với 3 công thức xử lý rơm khác nhau và 6 lần lặp lại cho từng mô hình. Các công thức xử lý rơm gồm: (i) Cày vùi rạ (350 kg rạ/ m2), (ii) Phun nấm Tricoderma sp. trực tiếp lên rơm, rạ và sau đó cày vùi vào đất (520 kg rơm, rạ/ m2) và (iii) Đốt rơm và rạ (cháy không hoàn toàn). Kết quả nghiên cứu cho thấy việc cày vùi rơm rạ không làm gia tăng tốc độ và tổng lượng khí CH4 phát thải so với các phương pháp xử lý nấm Trichoderma sp. sau đó cày vùi rơm rạ và đốt đồng. Cày vùi rơm rạ giúp gia tăng hàm lượng C và N tổng số trong đất vào giai đoạn cuối vụ (p0,05) giữa ba phương pháp xử lý rơm rạ. Từ khóa: Đốt rơm rạ, khí CH4, nấm Trichoderma sp., phát thải khí và vùi rạ I. ĐẶT VẤN ĐỀ lúa vùng nhiệt đới như để rơm lại ruộng lúa sau thu Nông nghiệp không chỉ là ngành chịu tác động hoạch, vùi rơm vào đất và ủ phân hữu cơ giúp trả của Biến đổi khí hậu mà còn là tác nhân gây phát thải lại nguồn dinh dưỡng trong đất. Điều này góp phần khí nhà kính (KNK) lớn làm gia tăng sự nóng lên giảm lượng phân bón vô cơ và cải thiện các đặc tính toàn cầu. Canh tác lúa nước, lên men dạ cỏ gia súc lý đất, hóa học đất và sinh học đất (Wassmann et al., nhai lại, sử dụng đất nông nghiệp, quản lý chất thải 1996). Xử lý rơm rạ bằng nấm Trichoderma sp. và chăn nuôi và phế phụ phẩm nông

TỪ KHÓA LIÊN QUAN