tailieunhanh - Huyệt đạo và cách dạy ấn huyệt

Cách dạy ấn huyệt, châm cứu là môn y lý bao la chúng ta chỉ cần biết những điều quan trong nhất bởi vì so với ngành học đó thì chúng ta không đủ thời gian trãi hết qua trong học hành tổng thể. | Ta day huyệt số (2) giữa trán và chân tóc chi đôi nửa mặt ra, xích lên hoặc xuống một chút sao cho học sinh cảm thấy hơi đau. Nhấn tay mạnh khoảng mười giây. Ta day ngược lên đỉnh đầu đi tìm huyệt đạo số (1). Cách khoảng 1 cm, ta day một lần vì các huyệt đạo phụ cận nằm rất gần nhau nếu học sinh nói đau là chạm phải một huyệt bị nghẽn. Huyệt số (2) cách huyệt số (1) khoảng 5 – 6 cm. Khi đã day đến huyệt số (1) ta tiếp tục day theo đường chia nửa đầu xuống huyệt số (13) (nửa đầu giữa phần trên hai lỗ tai). Trong khoảng từ huyệt số (2) đến huyệt số (1) rồi đến (13) ta ghi nhớ những huyệt đạo bị đau nhất để trở lại day một lần nữa khoảng 5 – 10 giây. Sau khoảng 5 – 10 phút ta day xong dòng chính là dòng kinh lạc nửa đầu. Hai bên dòng chính cách 5 – 6 cm là hai dòng phụ, ta day theo cách tương ứng bắt đầu là thái dương phải hoặc trái cạnh chân tóc day lên về phía sau. Ta day mãi ra phía sau cho đến huyệt (13). Tương tự như vậy day phía bên kia (đối xứng). Không nên cùng lúc day hai huyệt đối xứng vì năng lượng có thể bị rối loạn. Thật ra đối với thầy thuốc chỉ cần rà tay là biết huyệt bệnh, huyệt tốt. Và ta chỉ cần day ấn huyệt bệnh thôi để tiết kiệm thời gian day ấn những huyệt khác.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN