tailieunhanh - Điều tra hoạt động chương trình chăm sóc sức khỏe răng miệng tại các trường tiểu học tp. HCM năm 2015

Bài viết đánh giá thực trạng và hiệu quả thực hiện chương trình nha học đường tại các trường tiểu học TP Hồ Chí Minh năm học 2014-2015; Xác định mong muốn của ban giám hiệu (BGH) và phụ huynh học sinh (PHHS) đối với việc thực hiện chương trình nha học đường. | Điều tra hoạt động chương trình chăm sóc sức khỏe răng miệng tại các trường tiểu học tp. HCM năm 2015 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học ĐIỀU TRA HOẠT ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH CHĂM SÓC SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TP. HCM NĂM 2015 Lê Hồng Hà*, Ngô Thị Quỳnh Lan** TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá thực trạng và hiệu quả thực hiện chương trình nha học đường tại các trường tiểu học TP Hồ Chí Minh năm học 2014-2015; Xác định mong muốn của ban giám hiệu (BGH) và phụ huynh học sinh (PHHS) đối với việc thực hiện chương trình nha học đường. Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: (1) nghiên cứu hồi cứu trên số liệu báo cáo của tất cả các trường tiểu học TP. HCM 2001 – 2015 và (2) nghiên cứu cắt ngang mô tả khám điều tra SKRM, kiến thức và hành vi 1093 học sinh theo các tiêu chuẩn đánh giá của WHO (1997), ý kiến của 1093 phụ huynh học sinh, 16 ban giám hiệu về hoạt động chương trình chăm sóc sức khỏe răng miệng tại trường học. Sử dụng phép kiểm χ2, kiểm định phi tham số Wilconxon rank sum để phân tích kết quả. Kết quả: Năm học 2015, 100% số trường mẫu giáo, tiểu học được giảng dạy các bài giảng về sức khỏe răng miệng, 84% số trường tiểu học thực hiện chương trình chải răng sau khi ăn. 79,2% số học sinh được khám răng và 22,3% số học sinh được điều trị. Hiện nay, số phòng nha học đường trong trường học giảm xuống rõ rệt và còn duy trì 143 phòng. Kiến thức chung đúng của học sinh về chăm sóc răng miệng ở mức trung bình với 53,6%.Thái độ đúng của học sinh về chăm sóc răng miệng chiếm tỉ lệ cao với 92,2%.Tỉ lệ thực hành chung đúng của học sinh rất thấp, chỉ đạt 25,9%. Về tình trạng bệnh sâu rang: Theo phân loại của WHO, tỉ lệ sâu răng học sinh 10 tuổi tại các trường tiểu học TP. HCM là 64% và xếp vào nhóm sâu răng trung bình; Chỉ số SMTR của mẫu khảo sát nằm ở mức thấp 2,5. Về tình trạng VSRM: Trước chải răng, chỉ số QHI đa số ở mức 3,1-5,0, không có phân phối bình thường, trung vị là 3,6, thể hiện

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.