tailieunhanh - Sự thay đổi chính sách “từ quốc hữu hóa đến thị trường hóa” đất đai ở Trung Quốc

Bài viết trình bày các nội dung chính sau: Quá trình thị trường hóa đất đai, tác động của quá trình thị trường hóa đất đai đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. | Sự thay đổi chính sách “từ quốc hữu hóa đến thị trường hóa” đất đai ở Trung Quốc LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHÍNH TRỊ NƯỚC NGOÀI SỰ THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH “TỪ QUỐC HỮU HÓA ĐẾN THỊ TRƯỜNG HÓA” ĐẤT ĐAI Ở TRUNG QUỐC PGS, TS NGUYỄN MINH HOÀN Viện Triết học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh 1. Quá trình thị trường hóa đất đai Trước cải cách và mở cửa (1978), Trung Quốc không thừa nhận tư hữu đối với đất đai. Cho đến khi Hiến pháp 1982 được ban hành thì toàn bộ đất đô thị của Trung Quốc đã quốc hữu hóa, sở hữu toàn dân. Nhà nước với tư cách là người chịu trách nhiệm trước toàn xã hội trong việc quản lý đất đai nói chung và đất đô thị nói riêng(1). Nhà nước tiến hành phân phối đất đai theo quan hệ quản lý hành chính. Đất được quy vào một loại tài sản mang tính phúc lợi xã hội, được phân phối miễn phí, do vậy người sử dụng đất không phải trả bất cứ một khoản tiền nào cho việc sử dụng đất. Những chủ thể sử dụng đất cũng không được phép chuyển nhượng phần đất mà mình được sử dụng đó. Hiến pháp Trung Quốc 1982 quy định: không tổ chức, cá nhân nào được phép chiếm đoạt, mua, bán, cho thuê hay chuyển nhượng đất đai dưới bất kỳ hình thức nào. Như vậy, Trung Quốc không thừa nhận trao đổi đất đai như một loại hàng hóa theo quan hệ thị trường. Đặc biệt, thời kỳ này Trung Quốc không hạn chế việc Nhà nước thu hồi đất theo mục đích vì “lợi ích công cộng”, càng làm gia tăng việc sử dụng đất đai kém hiệu quả. Tuy nhiên, trên thực tế, người sử dụng đất vẫn tiến hành mua bán đất đai như một loại hàng hóa trong một thị trường đất đai “không chính thức”. Ở nhiều địa phương, nông dân, hợp tác xã đã lén lút bán hoặc cho thuê đất cho các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng. Đây được coi là những nhân tố năng động đầu tiên xuất hiện ở Trung Quốc trong quan hệ giao dịch đất đai. Đặc biệt, trước đòi hỏi mở cửa và thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài và sự vươn lên của bản thân các thành phần kinh tế trong nước đã tạo áp .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN