tailieunhanh - Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có phải là một tổ chức chính trị có tính xã hội

Trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, các tổ chức quần chúng do Đảng thành lập và lãnh đạo, đặc biệt là Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội luôn giữ một vị trí, vai trò quan trọng. Trong cách mạng giải phóng dân tộc, Mặt trận dân tộc thống nhất đoàn kết mọi lực lượng yêu nước, yêu hòa bình làm thành sức mạnh to lớn để chiến thắng thực dân, đế quốc xâm lược, giành độc lập, bảo vệ chủ quyền quốc gia. | Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có phải là một tổ chức chính trị có tính xã hội DIỄN ĐÀN GIÁO DỤC LÝ LUẬN VÀ ĐẤU TRANH TƯ TƯỞNG MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM CÓ PHẢI LÀ MỘT TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ CÓ TÍNH XÃ HỘI? TS VŨ THỊ LOAN Đại học Hải Phòng Trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, các tổ chức quần chúng do Đảng thành lập và lãnh đạo, đặc biệt là Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội luôn giữ một vị trí, vai trò quan trọng. Trong cách mạng giải phóng dân tộc, Mặt trận dân tộc thống nhất đoàn kết mọi lực lượng yêu nước, yêu hòa bình làm thành sức mạnh to lớn để chiến thắng thực dân, đế quốc xâm lược, giành độc lập, bảo vệ chủ quyền quốc gia. Ngày nay, trong thời kỳ quá độ lên CNXH, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có vai trò hết sức to lớn trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, một trong những điều kiện đảm bảo cho thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Khẳng định vai trò của Mặt trận, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) nêu rõ: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, chăm lo lợi ích của các đoàn viên, hội viên; thực hiện dân chủ và xây dựng xã hội lành mạnh; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước; giáo dục lý tưởng và đạo đức cách mạng, quyền và nghĩa vụ công dân, tăng cường mối liên hệ giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước”(1). Điều 9 Hiến pháp 1992 cũng thể chế hoá vị trí pháp lý của Mặt trận trong hệ thống chính trị và đời sống xã hội: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Mặt trận phát huy truyền thống đoàn kết, tăng cường nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân, tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, cùng Nhà nước chăm lo và bảo vệ lợi ích

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.