tailieunhanh - Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả nhiệm vụ phổ cập giáo dục Tiểu học và phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi ở trường Tiểu học trong giai đoạn hiện nay
Thực tế cho thấy trong giai đoạn hiện nay công tác phổ cập giáo dục còn gặp nhiều khó khăn bất cập trong việc chỉ đạo cũng như trong quá trình thực hiện dẫn đến công tác phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi chưa mang lại hiệu quả cao. Vì vậy tác giải nghiên cứu chuyên đề này nhằm chia sẻ một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả nhiệm vụ phổ cập giáo dục Tiểu học và phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi ở trường Tiểu học trong giai đoạn hiện nay. . | Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả nhiệm vụ phổ cập giáo dục Tiểu học và phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi ở trường Tiểu học trong giai đoạn hiện nay Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2010 2011 A Đặt vấn đề. I Lời mở đầu . Được đi học là một niềm hạnh phúc lớn của mỗi người. Trong suốt quãng đời đi học, mỗi bài học đều để lại những dấu ấn sâu đậm và mãi mãi không bao giờ quên đó là những năm tháng học trong trường Tiểu học vì đây là bậc học có ý nghĩa nhân văn sâu xa, không chỉ dạy những kiến thức cơ bản mà còn dạy các em học làm người .Trẻ em như tờ giấy trắng viết, vẽ lên đó những gì phần lớn phụ thuộc vào nhà trường chính vì vậy giáo dục Tiểu học có vai trò quyết định đến việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Trẻ em không được cắp sách đến trường là một thiệt thòi lớn mà bản thân các em phải gánh chịu thêm vào đó là gánh nặng của xã hội . Trẻ không được học hành đồng nghĩa với sự cam chịu yếu kém, đói nghèo, không có việc làm và nhiều thách thức khác, chính vì sự cần thiết của một xã hội công bằng, không phân biệt tôn giáo, vùng miền không phân biệt giàu nghèo mà Đảng và nhà nước đã tạo điều kiện tốt nhất để mọi trẻ em được đến trường. Nhiều chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đã đi vào cuộc sống của nhân dân nói chung và giáo dục nói riêng (đặc biệt là đối với bậc tiểu học). Ngay sau khi giành được độc lập (2/9/1945) đến ngày 8/9/1945 bác Hồ đã ra lời kêu gọi “Chống nạn thất học”. Như vậy có thể thấy giáo dục nói chung và giáo dục Tiểu học nói riêng luôn được Đảng và nhà nước hết sức quan tâm và là một chính sách lớn của quốc gia để tiến tới một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Năm 1991 Chính phủ đã ban hành “Luật Phổ cập giáo dục Tiểu học”, luật ghi rõ “Nhà nước thực hiện chính sách phổ cập giáo dục Tiểu học bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 5 đối với trẻ em Việt Nam trong độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi”. Chế .
đang nạp các trang xem trước