tailieunhanh - Nhịp nhanh kịch phát trên thất ở người cao tuổi: Hiệu quả và an toàn của phương pháp cắt đốt bằng sóng radio qua catheter

Cắt đốt bằng năng lượng sóng radio qua catheter được xem là phương pháp điều trị khỏi nhịp nhanh kịch phát trên thất. Mục đích của nghiên cứu nhằm đánh giá tính an toàn và hiệu quả của cắt đốt bằng năng lượng sóng radio qua catheter để điều trị nhịp nhanh kịch phát trên thất (NNKPTT) ở người cao tuổi ( ≥ 60 tuổi). | Nhịp nhanh kịch phát trên thất ở người cao tuổi: Hiệu quả và an toàn của phương pháp cắt đốt bằng sóng radio qua catheter Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học NHỊP NHANH KỊCH PHÁT TRÊN THẤT Ở NGƯỜI CAO TUỔI: HIỆU QUẢ VÀ AN TOÀN CỦA PHƯƠNG PHÁP CẮT ĐỐT BẰNG SÓNG RADIO QUA CATHETER Tôn Thất Minh *, Lê Đức Sỹ ** TÓMTẮT Mở đầu - Mục tiêu: Cắt đốt bằng năng lượng sóng radio qua catheter được xem là phương pháp điều trị khỏi nhịp nhanh kịch phát trên thất. Mục đích của nghiên cứu nhằm đánh giá tính an toàn và hiệu quả của cắt đốt bằng năng lượng sóng radio qua catheter để điều trị nhịp nhanh kịch phát trên thất (NNKPTT) ở người cao tuổi ( ≥ 60 tuổi). Phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu hồi cứu trên 341 bệnh nhân NNKPTT đã được điều trị cắt đốt bằng năng lượng sóng radio qua catheter trong thời gian từ tháng 06/2008 đến tháng 07/2015 và được chia làm 2 nhóm: Nhóm 1 < 60 tuổi gồm 224 bệnh nhân (tuổi trung bình là 42,5 ± 11,9 tuổi, giới nữ chiếm 53,1%) và nhóm 2 ≥ 60 tuổi gồm 117 bệnh nhân (tuổi trung bình là 66,7 ± 5,6 tuổi, giới nữ chiếm 71,8%). Kết quả: Những bệnh nhân ở nhóm ≥ 60 tuổi có bệnh lý nội khoa đi kèm cao hơn nhóm < 60 tuổi gồm các bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim thiếu máu cục bộ, bệnh thận mạn giai đoạn 3, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, với p < 0,05. Và không có sự khác biệt ở 2 nhóm về bệnh van tim (p = 0,43), đột quỵ (p = 0,27) và phân suất tống máu EF < 45% (p = 0,64). Nhịp nhanh vòng vào lại nút nhĩ thất (NNVVLNNT) thì phổ biến hơn ở nhóm người cao tuổi (NCT), chiếm 76,1. Không có sự khác biệt về tỷ lệ điều trị cắt đốt bằng năng lượng sóng radio qua catheter thành công lần đầu ở 2 nhóm (p = 0,9). Đặc biệt, tỷ lệ thành công lần đầu trong cắt đốt bằng sóng radio ở những bệnh nhân có NNVVLNNT dẫn truyền qua đường chậm ở cả 2 nhóm là 100%. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về biến chứng do cắt đốt giữa 2 nhóm (4,3% ở nhóm 2

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN