tailieunhanh - Sáng kiến kinh nghiệm: Chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử ở trường Tiểu học Hoằng Phúc
Trong các môn học, môn Lịch sử và Địa lý là môn học mới đối với học sinh lớp 4, 5 và là môn học khó, nhất là phân môn Lịch sử bởi nhiều học sinh thờ ơ với lịch sử dân tộc, chưa có cách học phù hợp với đặc thù môn học và không ít giáo viên chỉ chăm lo dạy môn Toán, Tiếng Việt mà chưa chú trọng đến việc dạy - học lịch sử. Thực trạng đó dẫn đến việc học sinh thụ động, học lệch, thậm chí “mù mờ lịch sử”. Như vậy, dạy học Lịch sử phát huy tính tích cực của học sinh là điều cần thiết mà mỗi giáo viên cần hướng đến. | Sáng kiến kinh nghiệm: Chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử ở trường Tiểu học Hoằng Phúc Chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử ở trường Tiểu học Hoằng Phúc A ĐẶT VẤN ĐỀ Giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên Trung học cơ sở. Giáo dục Tiểu học đảm bảo cho học sinh có những hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có kĩ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể và giữ vệ sinh; có những hiểu biết ban đầu về múa, hát, âm nhạc và mĩ thuật. Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kỹ năng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Vì vậy, mỗi giáo viên phải có trách nhiệm dạy học sao cho học sinh của mình đạt được những kiến thức và kĩ năng mà chương trình Tiểu học quy định. Mỗi môn học ở Tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu rất quan trọng trong nhân cách con người Việt Nam. Trong các môn học, môn Lịch sử và Địa lý là môn học mới đối với học sinh lớp 4, 5 và là môn học khó, nhất là phân môn Lịch sử bởi nhiều học sinh thờ ơ với lịch sử dân tộc, chưa có cách học phù hợp với đặc thù môn học và không ít giáo viên chỉ chăm lo dạy môn Toán, Tiếng Việt mà chưa chú trọng đến việc dạy học lịch sử. Thực trạng đó dẫn đến việc học sinh thụ động, học lệch, thậm chí “mù mờ lịch sử”. Như vậy, dạy học Lịch sử phát huy tính tích cực của học sinh là điều cần thiết mà mỗi giáo viên cần hướng đến. Chính vì thế, tôi đã nghiên cứu và triển khai Chuyên đề: Nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử ở trường .
đang nạp các trang xem trước