tailieunhanh - Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường Tiểu học Thị Trấn Hà Trung

Giáo dục giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong việc thực hiện bồi dưỡng đó. Ở bậc Tiểu học, việc phát hiện và tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi là trách nhiệm của nhà trường, trách nhiệm của mỗi giáo viên và trách nhiệm của ngành giáo dục địa phương, Trong thực tế, việc thực hiện mục tiêu: “ Bồi dưỡng nhân tài” đã được ban giám hiệu các nhà trường Tiểu học quan tâm và có kế hoạch chỉ đạo cụ thể trong mỗi năm học. Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng hết sức thiết thực và phải thường xuyên cập nhật trong công tác chỉ đạo chuyên môn. | Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường Tiểu học Thị Trấn Hà Trung A. ĐẶT VẤN ĐỀ I ­ LỜI MỞ ĐẦU: Việc bồi dưỡng học sinh giỏi bao giờ cũng là nhiệm vụ của mỗi giáo viên, mỗi nhà trường. Trẻ em nơi này hay nơi khác có thể khác nhau về điều kiện sinh sống và học tập nhưng các em đều tiềm tàng một khả năng phát triển. Trong “Hỏi đáp về những quy định mới ở bậc Tiểu học” Vụ Tiểu học đã nêu: phát hiện bồi dưỡng học sinh giỏi về các môn khoa học là nhiệm vụ của mỗi giáo viên ở tất cả các lớp học. Việc tổ chức thi học sinh giỏi ở trường Tiểu học đã trở thành truyền thống, đã có tác dụng định hướng khuyến khích giáo viên dạy tốt, học sinh học tốt. Mặt khác, kết quả học sinh giỏi là một trong những tiêu chuẩn đánh giá thi đua của các nhà trường. Do đó, bên cạnh việc nâng cao hiệu quả giáo dục đại trà, việc nâng cao chất lượng mũi nhọn là điều hết sức cần thiết. Để không ngừng nâng cao dân trí thì vấn đề tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi cũng là việc làm quan trọng nhằm đảm bảo sự tồn tại và uy tín của nhà trường đối với ngành Giáo dục nói riêng và đối với xã hội nói chung. Bởi vì kết quả học sinh giỏi đạt được là bằng chứng thực tiễn đáng tin cậy khẳng định sự phát triển đi lên của nhà trường. Hơn thế nữa phải quán triệt nguyên tắc cơ bản đến từng giáo viên: nhà trường phổ thông phải tiến hành giáo dục toàn diện để từng học sinh được hưởng nền giáo dục toàn diện và có cơ hội bộc lộ sở trường của mình. Đặc biệt trong tình hình giáo dục Tiểu học hiện nay, người quản lý phải có vốn hiểu biết về tâm lý học lứa tuổi học sinh một cách sâu sắc để có kế hoạch chỉ đạo thường xuyên, kịp thời. Để chỉ đạo tốt công tác tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi Tiểu học, trước hết người hiệu trưởng, phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn phải tự bồi dưỡng bản thân, tạo cho mình một uy tín thực sự trong tập thể giáo viên. Bởi vì muốn làm quản lý giỏi trước hết .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN