tailieunhanh - Đặc điểm lâm sàng và điện sinh lý nhịp nhanh kịch phát trên thất QRS hẹp do vòng vào lại nút nhĩ thất hoặc vòng vào lại nhĩ thất

Nhịp nhanh kịch phát trên thất (NNKPTT) là một hội chứng lâm sàng riêng biệt. Những nghiên cứu trước đây cho thấy chỉ 80% loại nhịp nhanh trên thất với QRS hẹp có thể được phân biệt bằng ECG 12 chuyển đạo. Nhịp nhanh vòng vào lại nút nhĩ thất và nhịp nhanh vào lại nhĩ thất là hai dạng phổ biến của NNKPTT. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xác định những đặc điểm lâm sàng và khảo sát điện sinh lý của NNKPTT có vòng vại lại nút nhĩ thất và vòng vào lại nhĩ thất. | Đặc điểm lâm sàng và điện sinh lý nhịp nhanh kịch phát trên thất QRS hẹp do vòng vào lại nút nhĩ thất hoặc vòng vào lại nhĩ thất Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ ĐIỆN SINH LÝ NHỊP NHANH KỊCH PHÁT TRÊN THẤT QRS HẸP DO VÒNG VÀO LẠI NÚT NHĨ THẤT HOẶC VÒNG VÀO LẠI NHĨ THẤT Tôn Thất Minh * TÓMTẮT Mở đầu: Nhịp nhanh kịch phát trên thất (NNKPTT) là một hội chứng lâm sàng riêng biệt. Những nghiên cứu trước đây cho thấy chỉ 80% loại nhịp nhanh trên thất với QRS hẹp có thể được phân biệt bằng ECG 12 chuyển đạo. Nhịp nhanh vòng vào lại nút nhĩ thất và nhịp nhanh vào lại nhĩ thất là hai dạng phổ biến của NNKPTT. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xác định những đặc điểm lâm sàng và khảo sát điện sinh lý của NNKPTT có vòng vại lại nút nhĩ thất và vòng vào lại nhĩ thất. Phương pháp nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu từ tháng 04/2012 – 03/2013 tại Bệnh viện Tim Tâm Đức chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu trên 99 bệnh nhân có NNKPTT với phức bộ QRS hẹp gồm 62 bệnh nhân nhịp nhanh có vòng vào lại tại nút nhĩ thất (NNVVLNNT) và 37 bệnh nhân nhịp nhanh có vòng vào lại nhĩ thất (NNVVLNT). Tất cả bệnh nhân đều được thu thập các dữ liệu lâm sàng và khảo sát điện sinh lý để chẩn đoán cơ chế cơn nhịp nhanh. Kết quả: Tuổi trung bình lúc nhập viện là 45,42 ± 12,95 (tuổi trung bình trong nhóm NNVVLNNT là 47,20 ± 13,07 và trong nhóm NNVVLNT là 42,43 ± 12,34 với p=0,07). Tuổi trung bình khởi phát triệu chứng cơn nhịp nhanh là37,08 ± 13,62 (39,29 ± 14,34 ở nhóm NNVVLNNT và 33,37 ± 11,59 ở nhóm NNVVLNT với p=0,03). Triệu chứng thường gặp trong cơn nhịp nhanh là hồi hộp, mệt, vã mồ hôi, choáng váng và đau ngực. Phân tích ECG rất hữu ích trong việc phân biệt NNVVLNNT và NNVVLNT. Bệnh tăng huyết áp và bệnh van tim chiếm tỉ lệ cao nhất trong nhóm nghiên cứu. Adenosine là thuốc thường được sử dụng nhiều nhất để cắt cơn nhịp nhanh. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 37 trường hợp phải kích thích nhĩ qua

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.