tailieunhanh - Tóm tắt Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm thực vật bậc cao có mạch và đề xuất giải pháp bảo tồn một số loài thực vật quý hiếm tại KBTTN Na Hang – Tuyên Quang

Mục đích của luận án nhằm đánh giá được đặc điểm thực vật bậc cao có mạch và tính đa dạng thực vật làm cơ sở đề xuất giải pháp bảo tồn, và phát triển tài nguyên thực vật tại KBTTN Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. | Tóm tắt Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm thực vật bậc cao có mạch và đề xuất giải pháp bảo tồn một số loài thực vật quý hiếm tại KBTTN Na Hang – Tuyên Quang 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Khu bảo tồn thiên nhiên(BTTN) Na Hang được thành lập theo Quyết định 274/UB­QĐ ngày 9 tháng 5 năm 1994 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang với diện tích ha. Tại KBTTN Na Hang có khoảng 68% diện tích là rừng ẩm nhiệt đới vẫn còn ở tình trạng nguyên sinh hoặc chỉ thay đổi ít bởi sự tác động của con người, trong đó khoảng 70% là rừng trên núi đá vôi. Đây cũng là một trong các vùng núi đá vôi có tính đa dạng sinh học cao ở miền Bắc Việt Nam, Đến nay đã xác định được trên loài thực vật, trong đó có nhiều loài trong Sách đỏ Việt Nam như Nghiến (Burretiodendron hsienmu), Lát hoa (Chukrasia tabularis), Đinh (Markhamia stipulata), Thông tre (Podocarpus neriifolius), Hoàng đàn (Cupressus torulosa), Trầm gió (Aquilaria malaccensis), Lan hài (Cypripedioideae) (Sách Đỏ Việt Nam 2007). Tuy nhiên, việc nghiên cứu các loài thực vật quý hiếm tại Na Hang chưa được quan tâm đúng mức, kể cả nghiên cứu về đặc điểm sinh học cũng như về giải pháp bảo tồn và phát triển các giá trị của nó. Trong khi đó, tài nguyên đa dạng sinh học ở đây đạng bị đe dọa nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Lợi nhuận to lớn từ việc khai thác lâm sản, điển hình như gỗ Nghiến hay các loài lâm sản ngoài gỗ, cùng với ý thức về bảo vệ rừng, chấp hành pháp luật của người dân còn hạn chế nên mức độ tác động vào rừng càng lớn. Do đó, đề tài “Nghiên cứu đặc điểm thực vật bậc cao có mạch và đề xuất giải pháp bảo tồn một số loài thực vật quý hiếm tại KBTTN Na Hang – Tuyên Quang” là cần thiết, có ý nghĩa cả về khoa học và thực tiễn, góp phần giải quyết các vấn đề trên. 2. Mục tiêu nghiên cứu . Mục tiêu tổng quát Đánh giá được đặc điểm thực vật bậc cao có mạch và tính đa dạng thực vật .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.