tailieunhanh - Nghiên cứu phối trí khí động phục vụ tính toán cải tiến, thiết kế mới tên lửa điều khiển một kênh tầm gần

Bài viết trình bày phương pháp xác định tham số hình dạng ngoài (phối trí khí động) của tên lửa thỏa mãn đồng thời một số chỉ tiêu yêu cầu của lớp tên lửa điều khiển một kênh chống tăng tầm gần. Các chỉ tiêu này không chỉ phụ thuộc vào các đặc trưng khí động của tên lửa, mà còn phụ thuộc vào các tham số quán tính, động lực học bay của tên lửa. | Nghiên cứu phối trí khí động phục vụ tính toán cải tiến, thiết kế mới tên lửa điều khiển một kênh tầm gần Nghiên cứu khoa học công nghệ NGHIÊN CỨU PHỐI TRÍ KHÍ ĐỘNG PHỤC VỤ TÍNH TOÁN CẢI TIẾN, THIẾT KẾ MỚI TÊN LỬA ĐIỀU KHIỂN MỘT KÊNH TẦM GẦN Nguyễn Văn Chúc1*, Phan Văn Chương1, Trần Mạnh Tuân1, Lê Quang Thương1, Trần Phú Hoành1, Lê Đức Hạnh2 Tóm tắt: Bài báo trình bày phương pháp xác định tham số hình dạng ngoài (phối trí khí động) của tên lửa thỏa mãn đồng thời một số chỉ tiêu yêu cầu của lớp tên lửa điều khiển một kênh chống tăng tầm gần. Các chỉ tiêu này không chỉ phụ thuộc vào các đặc trưng khí động của tên lửa, mà còn phụ thuộc vào các tham số quán tính, động lực học bay của tên lửa. Phương án tốt nhất của các tham số thiết kế nhận được từ việc phân tích cơ sở dữ liệu các tham số khí động, động lực học bay trong môi trường MATLAB. So sánh các kết quả phối trí cụm cánh trước tương ứng với 2 phương án trọng tâm. Từ khóa: Phối trí khí động; Hệ số khí động; Tên lửa một kênh; Tên lửa có điều khiển. Ký hiệu và chữ viết tắt c y , c y - Đạo hàm hệ số lực nâng m x , m x x - Đạo hàm của mô men Cren f ML , f zdk - Tần số máy lái, tần số điều ny - Quá tải pháp tuyến khiển fx , fz - Tần số tên lửa trong hệ gắn xT , xF - Tọa độ trọng tâm và tiêu cự liền g - Gia tốc trọng trường - Mật độ không khí Jz - Mô men quán tính ngang - Góc lệch cánh Lref , S M - Chiều dài và diện tích đặc - Góc lái trưng m, V - Khối lượng và vận tốc tên lửa X FT - Độ ổn định tĩnh mz , m z - Đạo hàm mô men Tangas TLCT - Tên lửa chống tăng 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tên lửa chống tăng (TLCT) có điều khiển được nhiều nước quan tâm nghiên cứu phát triển, liên tục được cải tiến nâng cấp chứng tỏ tính hiệu quả của loại vũ khí này. Ở Việt Nam, TLCT đặc biệt là tổ hợp TLCT B-72 số lượng còn nhiều, đã được sử dụng hiệu quả trong chiến tranh, và còn được trang bị, tuy nhiên chất lượng ngày càng xuống cấp, tính năng lạc hậu, đang được Quân đội