tailieunhanh - Ảnh hưởng của một số tham số công nghệ đến chất lượng chi tiết hợp kim Niken DZ125L phục hồi bằng công nghệ tạo hình bằng tia Laser

Bài báo sử dụng phương pháp thực nghiệm nghiên cứu sự ảnh hưởng của một số tham số công nghệ đến chất lượng chi tiết hợp kim ni ken DZ125L được phục hồi bằng công nghệ tạo hình bằng tia laser (LDMF). Thông qua nghiên cứu quá trình tạo hình đường đơn và vật thể khối để tìm ra phạm vi tham số công nghệ hợp lí nhằm nâng cao chất lượng của chi tiết sau khi phục hồi. | Ảnh hưởng của một số tham số công nghệ đến chất lượng chi tiết hợp kim Niken DZ125L phục hồi bằng công nghệ tạo hình bằng tia Laser Nghiên cứu khoa học công nghệ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ THAM SỐ CÔNG NGHỆ ĐẾN CHẤT LƯỢNG CHI TIẾT HỢP KIM NIKEN DZ125L PHỤC HỒI BẰNG CÔNG NGHỆ TẠO HÌNH BẰNG TIA LASER Đoàn Tất Khoa*, Hồ Việt Hải, Phạm Quốc Hoàng Tóm tắt: Bài báo sử dụng phương pháp thực nghiệm nghiên cứu sự ảnh hưởng của một số tham số công nghệ đến chất lượng chi tiết hợp kim ni ken DZ125L được phục hồi bằng công nghệ tạo hình bằng tia laser (LDMF). Thông qua nghiên cứu quá trình tạo hình đường đơn và vật thể khối để tìm ra phạm vi tham số công nghệ hợp lí nhằm nâng cao chất lượng của chi tiết sau khi phục hồi. Kết quả thí nghiệm cho thấy chi tiết bị đứt ở phần vật liệu nền, điều đó chứng tỏ vùng liên kết giữa vật liệu nền và vật liệu phục hồi có chất lượng tốt. Kết quả thử kéo phần vật liệu tạo hình bằng tia laser cho thấy giới hạn bền của vật liệu tạo hình bằng công nghệ LDMF lớn hơn giới hạn bền của vật liệu chế tạo bằng công nghệ đúc, đó là do đặc điểm về tổ chức tế vi của vật liệu tạo hình bằng tia laser là tổ chức epitaxial dạng tinh thể hình trụ rất nhỏ, dài, phát triển thẳng đứng xuyên qua các lớp vật liệu. Từ khóa: Công nghệ tạo hình bằng tia laser (LDMF), Chất lượng sản phẩm, Chi tiết phục hồi, Tổ chức vật liệu, Hợp kim Niken DZ125L. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong quá trình làm việc, chi tiết máy chịu nhiều tác động về ngoại lực, môi trường làm việc, tải trọng tĩnh, tải trọng động, ăn đến có thể bị phá hủy cục bộ. Để đảm bảo sự hoạt động bình thường, liên tục của hệ thống thì những chi tiết bị hỏng cần được thay thế hoặc sửa chữa. Trong nhiều trường hợp quan trọng khi không có chi tiết dự trữ, thay thế mới thì chi tiết hỏng cần được sửa chữa phục hồi chức năng để đảm bảo được các chỉ tiêu về kinh tế, kỹ thuật của hệ thống [1]. Chi tiết phục hồi thường rẻ hơn rất nhiều so với chi tiết mới, thường .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN