tailieunhanh - Lựa chọn tham số cho mảng kìm quang học trong thủy tinh biến điệu bằng sóng âm

Trong công trình này, khảo sát ảnh hưởng của các tham số thiết kế như: công suất laser, tần số sóng âm, độ dày thủy tinh và bán kính vi cầu lên điều kiện bẫy của mảng kìm quang học. Bộ tham số được chọn sẽ định hướng cho quá trình thiết kế và chế tạo mảng kìm quang học áp dụng cho các vi cầu có kích thước khác nhau. | Lựa chọn tham số cho mảng kìm quang học trong thủy tinh biến điệu bằng sóng âm VËt lý LỰA CHỌN THAM SỐ CHO MẢNG KÌM QUANG HỌC TRONG THỦY TINH BIẾN ĐIỆU BẰNG SÓNG ÂM Nguyễn Văn Thịnh1, Chu Văn Biên2, Bùi Xuân Kiên3, Nguyễn Mạnh Thắng4* Tóm tắt: Mảng kìm quang học hình thành nhờ các vi thấu kính biến điệu bởi sóng âm trong các môi trường âm đàn hồi và cụ thể trong tinh thể GaAs đã được nghiên cứu trong một số công trình gần đây. Các vi thấu kính trong trường âm đàn hồi khác nhau sẽ có tính chất khác nhau như khẩu độ số, tiêu cự, khác nhau, do đó, nó sẽ ảnh hưởng đến khả năng bẫy các vi cầu. Trong công trình này, chúng tôi sẽ khảo sát ảnh hưởng của các tham số thiết kế như: công suất laser, tần số sóng âm, độ dày thủy tinh và bán kính vi cầu lên điều kiện bẫy của mảng kìm quang học. Bộ tham số được chọn sẽ định hướng cho quá trình thiết kế và chế tạo mảng kìm quang học áp dụng cho các vi cầu có kích thước khác nhau. Từ khóa: Mảng kìm quang học, Biến điệu bằng sóng âm, Môi trường đàn hồi âm, Quang lực. 1. MỞ ĐẦU Trong công trình trước đây [1,2,3], chúng tôi đã nghiên cứu áp dụng các môi trường âm đàn hồi để tạo ra mảng vi thấu kính bằng hai sóng âm và đã chứng minh khả năng bẫy các vi cầu của nó. Các điều kiện để vi thấu kính có thể được sử dụng để bẫy các vi cầu cũng đã được dẫn ra và bộ tham số phù hợp đối với tinh thể GaAs đã được tính toán [3]. Trong công trình này chúng tôi sẽ nghiên cứu về bộ tham số của mảng kìm quang học tạo ra trong thủy tinh nóng chảy nồng độ cao (extra-dense flint glass (EDFG). 2. CÁC ĐIỀU KIỆN CỦA VI KÌM QUANG HỌC Kết quả nghiên cứu trong công trình [4] đã chỉ ra rằng phần lớn các vi cầu sẽ bị bẫy nếu quang lực tác động lên chúng thay đổi trong khoảng từ 0,01pN đến 100 pN và hệ quang của kìm quang học có khẩu độ số (numerical aperture-NA) lớn hơn 1,1. Trong công trình [5] các tác giả đã chỉ ra rằng vi cầu được bẫy khi chúng nằm trong vùng bẫy giới hạn bởi vòng tròn tại đó quang lực

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.