tailieunhanh - Hệ vi mạch lập trình được trong thiết bị mật mã

Kỹ thuật xử lý tín hiệu số DSP (Digital Signal Processing) đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực thông tin viễn thông. DSP xử lý hình ảnh, âm thanh, dữ tín hiệu (và ngược lại) trong các thiết bị của mạng viễn thông. Mặt khác sự phát triển của kỹ thuật mã thám tiên tiến đặt cho các nhà thiết kế thuật toán mã mật mới những đòi hỏi độ an toàn mật mã cao và phải đáp ứng các điều kiện: hiệu năng mã hóa cao, có thể cứng hóa module mật mã, làm việc thích ứng trong môi trường đặc biệt. Bài báo nghiên cứu vai trò của hệ vi mạch lập trình được và ứng dụng trong thiết kế chế tạo module mật mã dùng trong các hệ thống bảo mật thông tin. | Hệ vi mạch lập trình được trong thiết bị mật mã Công nghệ thông tin & Khoa học máy tính HỆ VI MẠCH LẬP TRÌNH ĐƯỢC TRONG THIẾT BỊ MẬT MÃ Nguyễn Nam Hải* Tóm tắt: Kỹ thuật xử lý tín hiệu số DSP (Digital Signal Processing) đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực thông tin viễn thông. DSP xử lý hình ảnh, âm thanh, dữ tín hiệu (và ngược lại) trong các thiết bị của mạng viễn thông. Mặt khác sự phát triển của kỹ thuật mã thám tiên tiến đặt cho các nhà thiết kế thuật toán mã mật mới những đòi hỏi độ an toàn mật mã cao và phải đáp ứng các điều kiện: hiệu năng mã hóa cao, có thể cứng hóa module mật mã, làm việc thích ứng trong môi trường đặc biệt. Bài báo nghiên cứu vai trò của hệ vi mạch lập trình được và ứng dụng trong thiết kế chế tạo module mật mã dùng trong các hệ thống bảo mật thông tin. Từ khóa: Sử lý tín hiệu số, FPGA, Bộ đồng xử lý mật mã đa thuật toán, AES. 1. VAI TRÒ HỆ VI MẠCH LẬP TRÌNH ĐƯỢC TRONG XỬ LÝ SỐ TÍN HIỆU Những năm gần đây đã có những bước tiến lớn trong phương pháp thiết kế mạch và hệ thống kỹ thuật số cũng như cứng hóa thiết bị. Sự phát triển mạnh mẽ của các vi mạch chuyên dụng ASIC và Bộ vi xử lý ASIP (Application Specific Instruction Set Processors) với độ phức tạp lên đến triệu cổng logic cho phép hoàn thiện quy trình công nghệ làm giảm kích thước phần tử bán dẫn và tăng số lớp kết nối và cho phép ứng dụng kỹ thuật lập trình mới tạo ra cấu trúc FPLD (Field Programmable Logic Devices) với khả năng tái lập trình và cấu hình lại [5],[8],[10]. Những tính năng này của FPLD cho phép thực hiện các thuật toán xử lý số tín hiệu DSP tốt hơn một cách đáng kể so với thực hiện trên các bộ xử lý tín hiệu. Hiện nay tùy thuộc vào cấu trúc các hệ thống FPLD được phân thành hệ vi mạch: CPLD (PLDs Complex) và FPGA (Field Progammable Gate Array). Kiến trúc đặc trưng CPLD là sử dụng trong hệ vi mạch nhiều cấu trúc kiểu PAL (Programmable Array Logic) nhóm lại trong các khối SPLD (Simple PLD). Các .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.