tailieunhanh - Luận án tiến sĩ Y học: Thực trạng và hiệu quả can thiệp bệnh hen phế quản của công nhân tiếp xúc bụi bông tại cơ sở dệt, may Nam Định (2014-2016)
Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm mô tả thực trạng và một số yếu tố liên quan đến bệnh hen phế quản và hen phế quản dị ứng với dị nguyên bụi bông ở công nhân cơ sở dệt, may Nam Định năm 2016. Đánh giá kết quả của biện pháp truyền thông giáo dục sức khỏe đối với bệnh hen phế quản ở công nhân hai cơ sở trên. | Luận án tiến sĩ Y học: Thực trạng và hiệu quả can thiệp bệnh hen phế quản của công nhân tiếp xúc bụi bông tại cơ sở dệt, may Nam Định (2014-2016) 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Hen phế quản (HPQ) là một vấn đề y tế toàn cầu nghiêm trọng ảnh hưởng đến tất cả mọi nhóm tuổi. Theo báo cáo của Tổ chức toàn cầu về hen (GINA) năm 2014: Tỷ lệ người mắc hen phế quản đang tăng lên tại nhiều quốc gia. Dù một số quốc gia đã giảm được số nhập viện và tử vong, hen phế quản vẫn tạo một gánh nặng không thể chấp nhận được lên hệ thống chăm sóc sức khỏe và lên xã hội qua việc mất năng suất nơi làm việc và sự xáo trộn của gia đình [57]. Hen là một bệnh rất nguy hiểm với nhiều hậu quả nghiêm trọng: Tử vong do hen cũng tăng rõ rệt ở nhiều nước. Mỗi năm trên thế giới có khoảng trường hợp tử vong do hen, điều quan trọng hơn là 85% những trường hợp tử vong do hen có thể tránh được nếu được phát hiện sớm, điều trị đúng và kịp thời [4]; Hen gây ra gánh nặng lớn cho người bệnh, gia đình và xã hội. Đặc biệt, chi phí cho những người bệnh liên quan đến hen phế quản lên tới hàng chục tỷ USD mỗi năm. Do vậy HPQ là một vấn đề sức khoẻ cộng đồng lớn ở nhiều khía cạnh khác nhau. Hen phế quản là một bệnh hô hấp có nhiều yếu tố nguy cơ và yếu tố khởi phát phức tạp. Một trong những bệnh nguyên thường gặp nhất trong hen phế quản là dị ứng, đặc biệt là dị ứng với các dị nguyên hô hấp [16],[18]. Nghiên cứu của tác giả Tô Mỹ Hương và Michèle: 61,1% các bệnh nhân hen phế quản có test lẩy da dương tính với một loại dị nguyên hô hấp, kết quả này cho phép xác định một tần suất cao về dị ứng trong dân số hen tham gia nghiên cứu [16]. Theo khuyến cáo của “Dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và HPQ” [5]: Có nhiều nguyên nhân gây HPQ nhưng một trong những nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây bệnh HPQ ở người lớn là các yếu tố nghề nghiệp trong môi trường lao động (than, bụi bông, hóa chất.) đặc biệt trong các ngành công nghiệp người lao động thường xuyên phải làm việc
đang nạp các trang xem trước