tailieunhanh - Khảo sát khả năng phân hủy 2,4D và 2,4,5T của dung dịch nano cu0 điều chế bằng phương pháp điện hóa
Sử dụng dung dịch nano đồng kim loại điều chế bằng phương pháp điện hóa phun đều lên đất nhiễm 2,4-D, 2,4,5-T. Tiến hành giải hấp nhiệt mẫu đất đã phối trộn, dòng khí thu được sau giải hấp được hấp phụ trong dung dịch acetonitril (ACN). Phân tích mẫu đất và mẫu khí thu được sau quá trình giải hấp trên máy sắc ký khí cho thấy hiệu quả xử lý 2,4-D và 2,4,5-T có thể đạt tới 100%. Nhiệt độ, nồng độ dung dịch nano đồng và thời gian ủ nhiệt có thể ảnh hưởng tới hiệu quả xử lý đất nhiễm và trong các sản phẩm trung gian không có nguyên tử clo trong cấu trúc. | Khảo sát khả năng phân hủy 2,4D và 2,4,5T của dung dịch nano cu0 điều chế bằng phương pháp điện hóa Hóa học và Kỹ thuật môi trường KHẢO SÁT KHẢ NĂNG PHÂN HỦY 2,4 D VÀ 2,4,5 T CỦA DUNG DỊCH NANO Cu0 ĐIỀU CHẾ BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN HÓA Nguyễn Thanh Hải1*, Nguyễn Đức Hùng1, Võ Thành Vinh2, Đỗ Đăng Hưng2 Tóm tắt: Sử dụng dung dịch nano đồng kim loại điều chế bằng phương pháp điện hóa phun đều lên đất nhiễm 2,4-D, 2,4,5-T. Tiến hành giải hấp nhiệt mẫu đất đã phối trộn, dòng khí thu được sau giải hấp được hấp phụ trong dung dịch acetonitril (ACN). Phân tích mẫu đất và mẫu khí thu được sau quá trình giải hấp trên máy sắc ký khí cho thấy hiệu quả xử lý 2,4-D và 2,4,5-T có thể đạt tới 100%. Nhiệt độ, nồng độ dung dịch nano đồng và thời gian ủ nhiệt có thể ảnh hưởng tới hiệu quả xử lý đất nhiễm và trong các sản phẩm trung gian không có nguyên tử clo trong cấu trúc. Từ khóa: Dung dịch nano đồng, Nano điện hóa, 2,4-D, 2,4,5-T, Giải hấp nhiệt. 1. MỞ ĐẦU Trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam, từ năm 1961 đến 1971, quân đội Mỹ đã sử dụng một lượng lớn các chất diệt cỏ chứa 2,4 - Diclo phenoxy acetic axit (2,4-D); Triclo phenoxy acetic axit (2,4,5-T) và tạp chất dioxin trong các chiến dịch khai quang tại miền Nam Việt Nam. Theo các số liệu thống kê đã có lít chất diệt cỏ được sử dụng, trong đó khoảng 64% là chất da cam; 27% chất trắng; còn lại là các chất xanh, tím, hồng, xanh mạ [6]. Từ năm 1995 trở lại đây, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã triển khai nhiều dự án điều tra, đánh giá sự tồn lưu chất da cam/dioxin trên địa bàn cả nước. Kết quả đạt được đã đánh giá mức độ tồn lưu chất da cam/dioxin tại các khu vực kho chứa, bãi đóng nạp chất diệt cỏ tại 7 sân bay (Biên Hòa, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Phù Cát, Nha Trang, Tuy Hòa, Phan Rang). Trong đó, các sân bay Biên Hòa, Phù Cát, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất đã phát hiện nhiều khu vực có hàm lượng các chất PCDD, PCDF, 2,4-D; 2,4,5-Tcòn tồn lưu trong đất rất cao, cần được xử lý nhằm phục
đang nạp các trang xem trước