tailieunhanh - Phát triển các khu công nghiệp tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Bài viết nghiên cứu sâu về hiện trạng phát triển các khu công nghiệp (KCN) vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) miền Trung trong mối quan hệ so sánh với vùng KTTĐ Bắc Bộ, vùng KTTĐ phía Nam và của cả nước. Bằng các phương pháp phân tích thống kê và so sánh dữ liệu thứ cấp của các tỉnh, thành phố vùng KTTĐ miền Trung và cả nước, bài viết đã chỉ ra những thành công và hạn chế trong phát triển các KCN vùng KTTĐ miền Trung. | Phát triển các khu công nghiệp tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Kinh tế và Phát triển; ISSN 2588–1205 Tập 128, Số 5A, 2019, Tr. 33–49; DOI: PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẠI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG Đặng Đình Đức* Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế, 99 Hồ Đắc Di, Huế, Việt Nam Tóm tắt. Bài viết nghiên cứu sâu về hiện trạng phát triển các khu công nghiệp (KCN) vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) miền Trung trong mối quan hệ so sánh với vùng KTTĐ Bắc Bộ, vùng KTTĐ phía Nam và của cả nước. Bằng các phương pháp phân tích thống kê và so sánh dữ liệu thứ cấp của các tỉnh, thành phố vùng KTTĐ miền Trung và cả nước, bài viết đã chỉ ra những thành công và hạn chế trong phát triển các KCN vùng KTTĐ miền Trung. Trên cơ sở đó gợi mở các giải pháp thúc đẩy phát triển các KCN vùng KTTĐ miền Trung trong thời gian tới. Từ khóa: phát triển, khu công nghiệp, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung 1 Đặt vấn đề Phát triển khu công nghiệp (KCN) có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển công nghiệp và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Khu công nghiệp là nơi tập trung các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ có dự án đầu tư dài hạn (bao gồm cả doanh nghiệp đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng). Với hạ tầng kỹ thuật được đầu tư đồng bộ và đặt tại vị trí thuận lợi về kết nối giao thông, KCN là các trọng điểm thu hút các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước để phát triển sản xuất công nghiệp của các địa phương. Ngoài ra, tại một số địa phương, KCN hình thành gắn với vùng nguyên liệu của địa phương để phát huy tiềm năng thế mạnh tại chỗ và di dời các cơ sở công nghiệp ô nhiễm trong khu vực đông dân cư để đảm bảo công tác bảo vệ môi trường. Với vị trí trung độ của đất nước, có ý nghĩa chiến lược về giao lưu kinh tế, là cửa ngỏ ra biển của tuyến hành lang Đông – Tây nối với đường hàng hải quốc tế qua biển Đông
đang nạp các trang xem trước