tailieunhanh - Ảnh hưởng của lượng giống gieo sạ đến sinh trưởng, phát triển và năng suất hai giống lúa kháng rầy lưng trắng HP10 và ĐT34 tại Thừa Thiên Huế
Nghiên cứu này được tiến hành trên hai giống lúa HP10 và ĐT34 với 5 lượng giống gieo lần lượt là 60, 80, 100, 120, 140 kg/ha, trong đó mức 100 kg/ha làm đối chứng. Thí nghiệm gồm 10 công thức được bố trí theo phương pháp RCBD, 3 lần nhắc lại trong vụ Đông Xuân 2014–2015 và Hè Thu 2015 tại phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. | Ảnh hưởng của lượng giống gieo sạ đến sinh trưởng, phát triển và năng suất hai giống lúa kháng rầy lưng trắng HP10 và ĐT34 tại Thừa Thiên Huế Tạp chí Khoa học – Đại học Huế ISSN 2588–1191 Tập 126, Số 3C, 2017, Tr. 78–87 ẢNH HƯỞNG CỦA LƯỢNG GIỐNG GIEO SẠ ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT HAI GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG HP10 VÀ ĐT34 TẠI THỪA THIÊN HUẾ Trần Thị Hoàng Đông*, Trần Đăng Hòa, Nguyễn Đình Thi, Trần Thị Hương Sen Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế, Việt Nam Tóm tắt: Nghiên cứu này được tiến hành trên hai giống lúa HP10 và ĐT34 với 5 lượng giống gieo lần lượt là 60, 80, 100, 120, 140 kg/ha, trong đó mức 100 kg/ha làm đối chứng. Thí nghiệm gồm 10 công thức được bố trí theo phương pháp RCBD, 3 lần nhắc lại trong vụ Đông Xuân 2014–2015 và Hè Thu 2015 tại phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả cho thấy ở mật độ gieo sạ thấp (60–100 kg/ha) lúa sinh trưởng, phát triển và chống chịu sâu bệnh tốt hơn so với mật độ cao (120–140 kg/ha), đặc biệt ở lượng giống gieo 60, 80, 100 kg/ha các giống lúa HP10 và ĐT34 đều cho năng thực thu trên 6,0 tấn/ha trong vụ Đông Xuân và trên 5,0 tấn/ha trong vụ Hè Thu. Hơn nữa, gieo sạ thưa còn mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Giống lúa HP10 cho lợi nhuận cao nhất ở công thức mật độ 80 kg/ha, dao động từ 26,275 triệu đồng (Hè Thu 2015) đến 32,831 (Đông Xuân 2014– 2015) và tăng so với đối chứng khoảng 2,552–2,900 triệu đồng. Từ khóa:giống lúa kháng rầy, ĐT34, HP10, mật độ gieo sạ, rầy lưng trắng 1 Đặt vấn đề Mật độ là một trong những yếu tố kỹ thuật tăng năng suất lúa, muốn lúa đạt năng suất cao cần phải tăng số bông đến giới hạn cần thiết. Mật độ quyết định số bông trên đơn vị diện tích và đây chính là yếu tố quan trọng quyết định đến 74 % năng suất lúa (Nguyễn Đình Giao, 1979). Sự cạnh tranh quần thể cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của cây lúa, khi cây phải sống trong điều kiện chật hẹp, thiếu ánh sáng sẽ trở nên yếu ớt, sâu bệnh dễ tấn .
đang nạp các trang xem trước