tailieunhanh - Đảng bộ xã Trà Nam - Lịch sử (1945 - 2015): Phần 2

Nối tiếp phần 1, phần 2 của tài liệu Đảng bộ xã Trà Nam - Lịch sử (1945 - 2015) giới thiệu đến bạn các nội dung về: Tập trung khắc phục hậu quả chiến tranh, ổn định sản xuất và đời sống nhân dân (1975 - 1985); những năm đầu thực hiện đường lối đổi mới của Đảng; tập trung phát triển kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân (1986 - 2003); Trà Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2003 – 2015. . | Đảng bộ xã Trà Nam - Lịch sử (1945 - 2015): Phần 2 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ XÃ TRÀ NAM (1945-2015) Chương V TẬP TRUNG KHẮC PHỤC HẬU QUẢ CHIẾN TRANH, ỔN ĐỊNH SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG NHÂN DÂN (1975 - 1985) I. KHẮC PHỤC HẬU QUẢ CHIẾN TRANH, ỔN ĐỊNH SẢN XUẤT VÀ CẢI THIỆN ĐỜI SỐNG NHÂN DÂN (1975 - 1978). Cuộc tổng tiến công và nổi dậy năm 1975, đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đánh bại đế quốc Mỹ và tay sai, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Cách mạng Việt Nam chuyển sang một trang sử mới: thời kỳ độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Khi bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ khắc phục hậu quả chiến tranh, cán bộ, đảng viên và đồng bào xã Nam Bền đứng trước những thời cơ và thách thức mang tính chất bước ngoặt lớn. Đất đai, tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, quan hệ sản xuất mới được củng cố, địa bàn xã được giải phóng sớm hơn các địa phương khác hơn bốn 149 ĐẢNG BỘ XÃ TRÀ NAM năm, đời sống nhân dân được cải thiện một bước. Bên cạnh đó, đồng bào Xơ Đăng xã Nam Bền có bề dày về truyền thống cách mạng, tinh thần dân tộc cao, không quản ngại khó khăn gian khổ, sẵn sàng vượt qua khó khăn, thử thách để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Tuy nhiên, công cuộc xây dựng và bao vệ Tổ quốc cũng đặt ra không ít thách thức, như cuộc chiến tranh của đế quốc Mỹ gây ra những thiệt hại lớn chưa được khôi phục kịp thời; mùa màng bị tàn phá do bom, đạn; số người chết, bị thương do chiến tranh cao; cơ sở vật chất còn nghèo nàn lạc hậu, sản xuất tự cung, tự cấp là phổ biến; năng suất lao động thấp, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, nạn đói cơm lạt muối xảy ra thường xuyên. Tình hình tư tưởng trong cán bộ, đảng viên lúc bấy giờ diễn biến phức tạp, cán bộ người Kinh muốn về đồng bằng, còn cán bộ người dân tộc thiểu số muốn nghỉ ngơi về nhà làm ăn, nặng việc gia đình, xem nhẹ công tác xã hội, phổ biến nhất là cán bộ, đảng viên ở cấp xã. Về trình độ dân trí, do .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN