tailieunhanh - Nghiên cứu lựa chọn mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp cho tỉnh Bình Phước đến năm 2030

Nghiên cứu thực trạng quản lý với đặc trưng của tỉnh trung du miền núi, đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) phù hợp cho tỉnh Bình Phước đến 2020, 2030. Đối với vùng trung tâm (Đồng Xoài, Đồng Phú, Chơn Thành, Hớn Quản và Bình Long): Tập trung, đối với vùng ven (Bù Gia Mập, Bù Đăng, Bù Đốp, Phước Long và Lộc Ninh): Phân tán. | Nghiên cứu lựa chọn mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp cho tỉnh Bình Phước đến năm 2030 Hóa học & Kỹ thuật môi trường NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN MÔ HÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT PHÙ HỢP CHO TỈNH BÌNH PHƯỚC ĐẾN NĂM 2030 Nguyễn Xuân Trường* Tóm tắt: Nghiên cứu thực trạng quản lý với đặc trưng của tỉnh trung du miềm núi, đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) phù hợp cho tỉnh Bình Phước đến 2020, 2030. Đối với vùng trung tâm (Đồng Xoài, Đồng Phú, Chơn Thành, Hớn Quản và Bình Long) : tập trung, đối với vùng ven (Bù Gia Mập, Bù Đăng, Bù Đốp, Phước Long và Lộc Ninh) : phân tán. Từ khóa: Kỹ thuật môi trường, Công nghệ xử lý chất thải rắn, Chất thải rắn sinh hoạt. 1. MỞ ĐẦU Tỉnh Bình Phước là tỉnh miền núi, phía tây của vùng Đông Nam Bộ, diện tích tự nhiên 7 huyện, 3 thị xã. Hiện tại, tổng khối lượng CTRSH phát sinh khoảng 470 tấn/ngày, chưa được phân loại tại nguồn. Tỷ lệ thu gom ở các thị trấn : 5-26%, các thị xã : 45 – 84%. Toàn tỉnh hiện có 8 bãi rác lộ thiên, chôn lấp hở quy mô 0,5-5ha. Tại khu vực nông thôn hình thành các bãi rác tạm tự phát, phần lớn tận dụng các vùng đất trũng, ao, hồ; hoạt động gây ô nhiễm không khí, nguồn nước. Kết quả tính toán dự báo theo mô hình Euler cải tiến cho thấy, đến năm 2030 tổng lượng CTRSH phát sinh tấn/năm, thành phần có thể tái chế (cao su, nhựa, nylon, giấy, carton, kim loại, thuỷ tinh) tấn/năm (chiếm 17,96 %), có thể phân hủy sinh học (hữu cơ) tấn/năm (chiếm 80,11 %) và nguy hại tấn/năm (chiếm 3%) [5]. 2. NỘI DUNG CẦN GIẢI QUYẾT Sử dụng các phương pháp nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm, hội thảo, chuyên gia, kết hợp điều tra, khảo sát thực tế, phân tích chi phí – lợi ích nhằm thiết lập hệ số ô nhiễm trung bình, dự báo tải lượng chất thải, đề xuất mô hình và các giải pháp quản lý phù hợp. Mô hình quản lý đề xuất lựa chọn cho tỉnh Bình Phước: Mô hình 1: phân tán, mỗi huyện, thị sẽ quy hoạch 01 khu .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
11    162    2    23-12-2024
6    131    0    23-12-2024