tailieunhanh - Tiểu máu - Coi chừng bệnh trọng!

Đái ra máu là hiện tượng có nhiều hồng cầu hơn bình thường trong nước tiểu. Đái ra máu có nhiều nguyên nhân khác nhau và ở vị trí nào của cơ quan đường tiết niệu cũng có thể bị tổn thương và gây đái máu. Đái ra máu có thể đơn thuần ở một bộ phận nào đó của cơ quan đường tiết niệu (thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo) nhưng cũng có thể nhiều cơ quan của đường tiết niệu bị tổn thương gây đái máu cùng một lúc. Trong bài viết này xin đề cập. | Tiểu máu - Coi chừng bệnh trọng Đái ra máu là hiện tượng có nhiều hồng cầu hơn bình thường trong nước tiểu. Đái ra máu có nhiều nguyên nhân khác nhau và ở vị trí nào của cơ quan đường tiết niệu cũng có thể bị tổn thương và gây đái máu. Đái ra máu có thể đơn thuần ở một bộ phận nào đó của cơ quan đường tiết niệu thận niệu quản bàng quang niệu đạo nhưng cũng có thể nhiều cơ quan của đường tiết niệu bị tổn thương gây đái máu cùng một lúc. Trong bài viết này xin đề cập đến đái máu không phải nguyên nhân từ thận. Một số nguyên nhân thường gặp gây đái máu thuộc các bộ phận đường tiết niệu nhưng không phải từ thận Cơ quan đường tiết niệu có các bộ phận như hai quả thận nối giữa hai quả thận với bàng quang là hai niệu quản nối với bàng quang là niệu đạo - bộ phận dẫn nước tiểu từ bàng quang đi ra ngoài. Bộ phận nào của cơ quan đường tiết niệu cũng đóng vai trò hết sức quan trọng và cũng có thể bị bệnh tổn thương nhất là tổn thương do tác động cơ học gây đái ra máu. Khi niệu quản bị tổn thương thường do sỏi nhất là sỏi có nhiều góc cạnh sỏi dạng san hô từ thận rơi xuống làm cho niêm mạc niệu quản bị trầy xước gây chảy máu. Khi bị sỏi niệu quản thường có các cơn đau đau dữ dội hoặc đau âm ỉ kèm theo có thể bị đầy hơi trướng bụng có khi gây buồn nôn dễ nhầm với một số bệnh khác thuộc đường tiêu hoá nhất là khi lao động nặng nhọc đi tàu xe bị xóc nhiều hoặc hoạt động thể thao quá mức. Bàng quang giống như một bể chứa nước tiểu vì vậy mặc dù bàng quang không bị tổn thương nhưng do tổn thương ở thận hay niệu quản thì nước tiểu chứa trong bàng quang vẫn có máu. Bàng quang cũng có thể bị tổn thương. Tổn thương ở bàng quang gây chảy máu và đái ra máu có nhiều nguyên nhân khác nhau như do sỏi bàng quang. Sỏi bàng quang có thể sỏi được hình thành ngay tại bàng quang do các cặn từ thận theo dòng nước tiểu đi xuống rồi lắng đọng ở bàng quang nhiều ngày và hình thành sỏi hoặc sỏi bàng quang có thể là sỏi từ thận niệu quản đi xuống. Người ta cũng hay gặp đái máu nguyên nhân từ bàng quang

TỪ KHÓA LIÊN QUAN