tailieunhanh - Nghiên cứu ứng dụng màng lọc Nano (NF) lọc nước nhiễm mặn thành nước sinh hoạt, trường hợp nghiên cứu điển hình tại huyện đội An Minh tỉnh đội Kiên Giang quân khu 9
Bài viết giới thiệu kết quả nghiên cứu ứng dụng màng lọc Nano (NF) để thiết kế, chế tạo thiết bị xử lý nước nhiễm mặn thành nước ngọt đạt quy chuẩn Việt Nam QCVN 02:2009/BYT với công suất 1m3 /giờ kịp thời cung cấp nước sinh hoạt cho bộ đội thuộc huyện đội An Minh/tỉnh đội Kiên Giang/Quân khu 9 trong điều kiện thời tiết khô hạn, xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu và nước biển dâng gây ra. | Nghiên cứu ứng dụng màng lọc Nano (NF) lọc nước nhiễm mặn thành nước sinh hoạt, trường hợp nghiên cứu điển hình tại huyện đội An Minh tỉnh đội Kiên Giang quân khu 9 Hóa học & Kỹ thuật môi trường NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MÀNG LỌC NANO (NF) LỌC NƯỚC NHIỄM MẶN THÀNH NƯỚC SINH HOẠT, TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI HUYỆN ĐỘI AN MINH/TỈNH ĐỘI KIÊN GIANG/QUÂN KHU 9 Nguyễn Thế Tiến, Bùi Hồng Hà, Phạm Công Minh, Nguyễn Thành Luân* Tóm tắt: Bài viết giới thiệu kết quả nghiên cứu ứng dụng màng lọc Nano (NF) để thiết kế, chế tạo thiết bị xử lý nước nhiễm mặn thành nước ngọt đạt quy chuẩn Việt Nam QCVN 02:2009/BYT với công suất 1m3/giờ kịp thời cung cấp nước sinh hoạt cho bộ đội thuộc huyện đội An Minh/tỉnh đội Kiên Giang/Quân khu 9 trong điều kiện thời tiết khô hạn, xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu và nước biển dâng gây ra. Từ khóa: Màng lọc nano (NF), Nước nhiễm mặn, Nước sinh hoạt. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng (NBD), trong đó, khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là khu vực chịu ảnh hưởng lớn nhất của Việt Nam. Cuối năm 2015 và nửa đầu năm 2016, ĐBSCL trải qua một hiện tượng thiên tai lịch sử do xâm nhập mặn. Do tác động của El Nino, lượng mưa trong khu vực giảm mạnh khoảng 20- 30% so với trung bình nhiều năm, trong khi đó, lượng nước sông Mê Kông về Việt Nam giảm 50%, dẫn đến tình trạng mặn lấn sâu vào đất liền ĐBSCL. Nhiều nơi nước mặn vào sâu đất liền tới 70-90 km, sâu hơn trung bình nhiều năm từ 15 đến 20 km. Một trong những đơn vị chịu ảnh hưởng lớn của đợt xâm nhập mặn này là huyện đội An Minh thuộc tỉnh đội Kiên Giang/QK9. Các nguồn nước cấp tự nhiên tại huyện An Minh (nước ngầm, nước ao hồ và nước sông) đều bị nhiễm mặn và nhiễm phèn nặng do không có mưa trong thời gian dài. Kết quả đo đạc vào giữa tháng 3/2016 cho thấy, nước ngầm có độ mặn là 7-8 g/l; nước ao hồ tại khu vực có độ mặn lên tới 25g/l. Thông thường, nước .
đang nạp các trang xem trước