tailieunhanh - Nghiên cứu hoạt tính sinh học và khả năng nuôi cấy in vitro của gai cây xương rồng (Opuntia dillenii (Ker Gawl.)

Trong nghiên cứu này, cao ethanol của ba bộ phận ruột, vỏ, gai được đem đi khảo sát hoạt tính kháng oxy hóa bằng phương pháp Yen, Duh, 1993, hoạt tính kháng khuẩn bằng phương pháp đo đường kính vòng vô khuẩn, sau đó tiến hành định tính các nhóm chức có trong cả 3 bộ phận trên bằng các phản ứng định tính đặc trưng. | Nghiên cứu hoạt tính sinh học và khả năng nuôi cấy in vitro của gai cây xương rồng (Opuntia dillenii (Ker Gawl.) Tạp chí Công nghệ Sinh học 16(1): 137-147, 2018 NGHIÊN CỨU HOẠT TÍNH SINH HỌC VÀ KHẢ NĂNG NUÔI CẤY IN VITRO CỦA GAI CÂY XƯƠNG RỒNG (OPUNTIA DILLENII (KER GAWL.) HAW) Vũ Thị Bạch Phượng*, Trần Thị Tạ Oanh, Quách Ngô Diễm Phương Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh * Người chịu trách nhiệm liên lạc. E-mail: vtbphuong@ Ngày nhận bài: Ngày nhận đăng: TÓM TẮT Xương rồng Opuntia dillenii (Ker Gawl.) Haw là loài thực vật được sử dụng trong dân gian để chữa một số bệnh như mụn nhọt, bỏng, viêm dạ dày, rắn cắn ; nhưng đến nay vẫn còn rất ít những nghiên cứu về hoạt tính sinh học của xương rồng, đặc biệt là bộ phận gai. Do đó, việc khảo sát hoạt tính sinh học của gai và nghiên cứu khả năng nuôi cấy in vitro gai xương rồng là một nghiên cứu đáng được quan tâm. Trong nghiên cứu này, cao ethanol của ba bộ phận ruột, vỏ, gai được đem đi khảo sát hoạt tính kháng oxy hóa bằng phương pháp Yen, Duh, 1993, hoạt tính kháng khuẩn bằng phương pháp đo đường kính vòng vô khuẩn, sau đó tiến hành định tính các nhóm chức có trong cả 3 bộ phận trên bằng các phản ứng định tính đặc trưng. Kết quả cho thấy, gai xương rồng là bộ phận có hoạt tính kháng oxy hóa và kháng khuẩn cao hơn hẳn so với bộ phận ruột và vỏ. Cả ba bộ phận ruột, vỏ, gai đều chứa các hợp chất phenol, quinon, coumarin, flavanon, isoflavon, isoflavanon, auron, steroid, ngoài ra gai còn chứa flavon, chalcon, leucoantocyanidin. Đồng thời, nghiên cứu này cũng đã có được các kết quả khả quan trong các thí nghiệm tạo chồi, rễ và gai của cây xương rồng: môi trường thích hợp cho việc tạo cụm chồi xương rồng là Murashige, Skoog, 1962 (MS) chứa 1 mg/l benzylaminopurine (BA) và 0,1 mg/l naphthaleneacetic acid (NAA); cho việc tạo rễ là MS chứa 0,5 mg/l IBA với điều kiện không có ánh sáng; GA3 có tác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG