tailieunhanh - Phát hiện các đột biến trên gen KatG liên quan đến tính kháng thuốc isoniazid của một số vi khuẩn lao thu thập ở miền Trung và miền Nam Việt Nam

Nhiễm vi khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis, MTB) là một trong những nhiễm trùng phổ biến nhất ở người. Những chủng vi khuẩn lao kháng izoniazit (INH) đồng thời cũng kháng với nhiều kháng sinh chống lao khác. Phương pháp sinh học phân tử cho phép chẩn đoán nhanh và chính xác các trường hợp bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn lao kháng thuốc. | Phát hiện các đột biến trên gen KatG liên quan đến tính kháng thuốc isoniazid của một số vi khuẩn lao thu thập ở miền Trung và miền Nam Việt Nam Tạp chí Công nghệ Sinh học 16(2): 353-360, 2018 PHÁT HIỆN CÁC ĐỘT BIẾN TRÊN GEN KatG LIÊN QUAN ĐẾN TÍNH KHÁNG THUỐC ISONIAZID CỦA MỘT SỐ VI KHUẨN LAO THU THẬP Ở MIỀN TRUNG VÀ MIỀN NAM VIỆT NAM Nghiêm Ngọc Minh1, 2,* , Nguyễn Thị Hoài Thu1 1 Viện Nghiên cứu hệ gen, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2 Học viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam * Người chịu trách nhiệm liên lạc. E-mail: nghiemminh@ Ngày nhận bài: Ngày nhận đăng: TÓM TẮT Nhiễm vi khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis, MTB) là một trong những nhiễm trùng phổ biến nhất ở người. Tuy nhiên, tỷ lệ phát hiện chỉ đạt 37% số bệnh nhân ước tính. Hiện nay, bệnh lao đang trở nên nghiêm trọng hơn với sự xuất hiện của nhiều chủng vi khuẩn lao với đặc trưng là kháng đa thuốc, lao kháng thuốc phổ rộng và lao đồng nhiễm HIV/AIDS. Những chủng vi khuẩn lao kháng izoniazit (INH) đồng thời cũng kháng với nhiều kháng sinh chống lao khác. Phương pháp sinh học phân tử cho phép chẩn đoán nhanh và chính xác các trường hợp bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn lao kháng thuốc. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng cặp mồi katG-F và katG-R đã được thiết kế nhằm khuếch đại đoạn gen katG có kích thước 684 bp ở 7 chủng vi khuẩn lao thu thập tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch -Thành phố Hồ Chí Minh và bệnh viện Trung ương Huế. Phân tích trình tự đoạn gen katG cho thấy xuất hiện đột biến tại codon 315 ở 5 mẫu, đó là đột biến thay thế 1 nucleotide (G thành C), dẫn đến amino acid tại codon 315 được biến đổi từ Serine thành Threonine (S315T). Ở mẫu DA5 đã xuất hiện thêm một đột biến mới tại codon 324, với amino acid là D324G. Mẫu DA1 không thấy xuất hiện đột biến trên codon nào của đoạn gen katG nghiên cứu. Kết quả này có ý nghĩa rất lớn trong việc thay đổi phác đồ điều .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN