tailieunhanh - Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất xử lý 2,4,5-T trong dung dịch sau rửa giải đất nhiễm da cam dioxin bằng Fe0 nano

Bài viết này giới thiệu kết quả nghiên cứu xử lý trực tiếp dung dịch sau khi rửa giải đất nhiễm da cam/dioxin bằng tác nhân Fe0 nano. | Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất xử lý 2,4,5-T trong dung dịch sau rửa giải đất nhiễm da cam dioxin bằng Fe0 nano Nghiên cứu khoa học công nghệ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU SUẤT XỬ LÝ 2,4-D, 4,5-T TRONG DUNG DỊCH SAU RỬA GIẢI ĐẤT NHIỄM DA CAM/DIOXIN BẰNG Fe0 NANO Đinh Ngọc Tấn1, Nguyễn Văn Tài1*, Nguyễn Khánh Hưng1, Nguyễn Ngọc Tiến1, Chu Thanh Phong1, Nguyễn Thanh Hải2 Tóm tắt: Phương pháp rửa giải đất nhiễm bằng dung dịch chất hoạt động bề mặt có hiệu quả cao để loại bỏ các hợp chất da cam/dioxin nhiễm trong đất, tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là cần quá trình tái xử lý đối với bùn và dịch thải sau quá trình xử lý ban đầu. Bài báo này giới thiệu kết quả nghiên cứu xử lý trực tiếp dung dịch sau khi rửa giải đất nhiễm da cam/dioxin bằng tác nhân Fe0 nano. Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng xử lý các thành phần ô nhiễm là tương đối tốt, hiệu quả phân hủy một số hợp chất đặc trưng trong dung dịch sau rửa giải đất nhiễm da cam/dioxin như 2,4-D đạt trên 68%; với 2,4,5-T đạt trên 57% sau 240 phút phản ứng. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy pH thích hợp cho quá trình phân hủy dao động trong khoảng giá trị 2 đến 3. Từ khóa: 2,4-D; 2,4,5-T; Da cam/dioxin; Fe0 nano. 1. MỞ ĐẦU Theo những báo cáo gần đây của Hội nạn nhân chất độc màu da cam Việt Nam, trong chiến tranh quân đội Mỹ đã phun rải ít nhất 80 triệu lít các chất diệt cỏ, trong đó có khoảng 45 triệu lít các chất da cam xuống hầu hết các tỉnh ở miền Nam Việt Nam. Theo ước tính của các nhà khoa học, với số lượng các chất diệt cỏ như vậy, lượng dioxin chiếm ít nhất khoảng 366 kg [2]. Ở Việt Nam hiện nay vẫn tồn tại các “điểm nóng” đất và trầm tích bị nhiễm một số loại chất độc hóa học từ nguồn ban đầu là 20 chất diệt cỏ khác nhau do Mỹ sử dụng trong chiến tranh. Kết quả điều tra của nhiều cơ quan khoa học của Việt Nam và nước ngoài cho thấy trong đất của sân bay Đà Nẵng và Biên Hòa độ tồn lưu của PCDDs, PCDDFs, 2,4-D và .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN