tailieunhanh - Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác cho giống lúa dự thơm tại Tiền Hải, Thái Bình

Nghiên cứu này tập trung xác định thời vụ gieo, mật độ cấy và mức phân bón thích hợp cho giống lúa Dự thơm Thái Bình. Các thí nghiệm được tiến hành tại xã Nam Hưng, Tiền Hải, Thái Bình trong 2 năm 2015 và 2016. | Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác cho giống lúa dự thơm tại Tiền Hải, Thái Bình Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(74)/2017 NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CANH TÁC CHO GIỐNG LÚA DỰ THƠM TẠI TIỀN HẢI, THÁI BÌNH Trần Thị Thu Hoài1, Trần Danh Sửu2, Hoàng Thị Nga1, Đinh Bạch Yến1, Lã Tuấn Nghĩa1, Lê Thị Loan1, Nguyễn Thị Bích Thủy1, Lưu Quang Huy1, Nguyễn Thị Hiên1 TÓM TẮT Giống lúa Dự thơm Thái Bình là giống lúa Mùa địa phương có nguồn gốc từ huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Đây là giống lúa có chất lượng cơm thơm ngon, dẻo, vị đậm và có khả năng thích nghi tốt với đất nhiễm mặn ven biển. Giống lúa này hiện vẫn còn được sử dụng trong sản xuất nhưng năng suất thấp, hiệu quả kinh tế không cao. Nghiên cứu này tập trung xác định thời vụ gieo, mật độ cấy và mức phân bón thích hợp cho giống lúa Dự thơm Thái Bình. Các thí nghiệm được tiến hành tại xã Nam Hưng, Tiền Hải, Thái Bình trong 2 năm 2015 và 2016. Kết quả thu được như sau: Ở mật độ 25 khóm/1m2 (M3) cho số hạt chắc cao nhất, đạt hạt/khóm; năng suất thực thu cũng đạt cao nhất là từ 38,7-39,7 tạ/ha. Thời vụ gieo từ 4 đến 20 tháng 6 có số hạt chắc cao nhất là hạt/khóm và cho năng suất cao nhất, đạt từ 39,0-41,7 tạ/ha. Mức phân đạm phù hợp cho giống lúa Dự thơm Thái Bình là từ 40-60 kg N/ha, trong đó công thức sử dụng 60N/ha cho số hạt chắc hạt/khóm và năng suất thực thu là cao nhất 39,0-40,1 tạ/ha. Từ khóa: Giống lúa Dự thơm Thái Bình, biện pháp kỹ thuật, mật độ, mức phân bón, thời vụ I. ĐẶT VẤN ĐỀ II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đồng bằng sông Hồng bao gồm các tỉnh vùng . Vật liệu nghiên cứu châu thổ sông Hồng được xem là vựa lúa của miền Giống lúa Dự thơm Thái Bình đã phục tráng. Bắc. Tập đoàn lúa Mùa địa phương của các tỉnh này rất phong phú, trong số đó nhóm lúa Mùa với . Phương pháp nghiên cứu chất lượng cao như lúa Tám, lúa Dự, lúa Di, lúa .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN