tailieunhanh - Phân tích quy trình chế tạo chân vịt, chương 7

Chế tạo khuôn đúc Quá trình chế tạo khuôn đúc bao gồm: chế tạo khuôn và lắp ráp khuôn. Những công việc trên đều được thực hiện ở một khu vực đã quy định của phân xưởng đúc. Chế tạo khuôn và lắp ráp khuôn là những khâu trọng yếu nhất của sản xuất đúc. Khuôn đúc có thể chế tạo bằng nhiều cách: + Làm khuôn trên và dưới nền xưởng. + Làm khuôn trong hòm khuôn + Làm khuôn bằng dưỡng + Làm khuôn bằng mẫu và mẫu xương. Tùy theo sản lượng của xưởng và mức độ. | Chương 7 KĨ THUẬT ĐÚC CHÂN VỊT Chế tạo khuôn đúc Quá trình chế tạo khuôn đúc bao gồm chế tạo khuôn và lắp ráp khuôn. Những công việc trên đều được thực hiện ở một khu vực đã quy định của phân xưởng đúc. Chế tạo khuôn và lắp ráp khuôn là những khâu trọng yếu nhất của sản xuất đúc. Khuôn đúc có thể chế tạo bằng nhiều cách Làm khuôn trên và dưới nền xưởng. Làm khuôn trong hòm khuôn Làm khuôn bằng dưỡng Làm khuôn bằng mẫu và mẫu xương. Tùy theo sản lượng của xưởng và mức độ cơ khí hóa việc làm khuôn tiến hành theo những hình thức sau Làm khuôn bằng tay Làm khuôn bằng máy Làm khuôn tự động Tuy nhiên ở nước ta hiện nay chủ yếu là làm khuôn bằng tay v à được thực hiện trong hòm khuôn Vật liệu làm khuôn đúc bằng cát. Đối với phương pháp đúc bằng khuôn cát muốn tạo được vật liệu dùng làm khuôn tốt cần phải biết những yếu tố vật lý hóa học nhiệt học mà vật liệu phải chịu đựng đồng thời phải nắm vững tính chất các loại vật liệu dùng làm khuôn đúc và tính chất các loại hợp kim đúc. - Vật liệu làm khuôn được chia ra thành hai thành phần những vật liệu ban đầu và vật liệu phụ Những vật liệu ban đầu Gồm có hai nhóm vật liệu chịu nóng các loại cát và các vật liệu kết dính đất sét chất vô cơ và chất hữu cơ . Vật liệu phụ như bột than mùn cưa lưu huỳnh. .Là các vật liệu tạo nên một số tính chất cần thiết cho hỗn hợp làm khuôn như làm đẹp bề mặt khuôn tăng khả năng chịu nóng chống cháy. Các vật liệu được dùng để tạo hỗn hợp làm khuôn. Cát làm khuôn Cát làm khuôn chiếm từ 80 90 khối lượng trong thành phần hỗn hợp. Kích thước hạt cỡ từ 0 22 3 mm Cát có đặc tính là Chịu nóng trơ với kim loại lỏng và dẫn nhiệt tốt khí thoát dễ dãn nở nhiệt ít chỉ cần một ít chất dính đã có độ bền cao không độc hại sử dụng được lâu dài đồng thời phải có độ lớn cần thiết v à hình dạng nhất định. Trong sản xuất đúc thường dùng những loại cát sau cát thạch anh manhêdit và Zieckon. Trong đó cát thạch anh thường được sử dụng rộng rãi nhất. Chất kết dính. Dùng pha vào cát để liên kết vật liệu hạt