tailieunhanh - Khảo sát đặc điểm sinh trưởng và năng suất của sáu dòng lúa thơm mang gen kháng rầy nâu phục vụ sản xuất và xuất khẩu

Con lai ở thế hệ BC3 F4 của 6 tổ hợp lai hồi giao lúa thơm kháng rầy nâu được chọn lọc từ việc lai tạo 3 giống lúa thơm (ST5, ST20 và VD20) với 2 giống lúa mang gen kháng rầy nâu (OM4103 và OM10043). Các dòng lúa được gieo trồng trong vụ Đông Xuân 2016 - 2017 tại xã Phú Tâm, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng để khảo sát một số đặc tính nông học và đánh giá khả năng kháng với rầy nâu trong điều kiện nhân tạo tại Bộ môn Bảo vệ Thực vật - Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long. | Khảo sát đặc điểm sinh trưởng và năng suất của sáu dòng lúa thơm mang gen kháng rầy nâu phục vụ sản xuất và xuất khẩu Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018 KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA SÁU DÒNG LÚA THƠM MANG GEN KHÁNG RẦY NÂU PHỤC VỤ SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU Nguyễn Trí Yến Chi1, Trương Trọng Ngôn1 TÓM TẮT Con lai ở thế hệ BC3F4 của 6 tổ hợp lai hồi giao lúa thơm kháng rầy nâu được chọn lọc từ việc lai tạo 3 giống lúa thơm (ST5, ST20 và VD20) với 2 giống lúa mang gen kháng rầy nâu (OM4103 và OM10043). Các dòng lúa được gieo trồng trong vụ Đông Xuân 2016 - 2017 tại xã Phú Tâm, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng để khảo sát một số đặc tính nông học và đánh giá khả năng kháng với rầy nâu trong điều kiện nhân tạo tại Bộ môn Bảo vệ Thực vật - Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian sinh trưởng của 6 dòng lai ngắn hơn các giống lúa thơm từ 7 đến 15 ngày, chiều cao cây của sáu dòng lai được xếp vào nhóm có chiều cao cây trung bình. Nghiên cứu đã chọn được hai dòng B2-21 và D1-6 có số hạt trên bông và tỷ lệ hạt chắc cao, có thời gian sinh trưởng trung bình (103 và 97 ngày), có phản ứng hơi kháng với rầy nâu trong điều kiện nhà lưới (cấp kháng trung bình là 4,3). Từ khóa: Lúa thơm, kháng rầy, khảo sát, vụ Đông Xuân, Sóc Trăng I. ĐẶT VẤN ĐỀ để chuyển gen kháng rầy nâu vào giống lúa thơm. Rầy nâu (Nilaparva Lugenes Stal) là loại dịch hại Thông qua sự hổ trợ của công nghệ sinh học đặc biệt nguy hiểm tại nhiều vùng sản xuất lúa trên thế giới là kỹ thuật sinh học phân tử kết quả nghiên cứu đã và các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam. Chúng chọn ra được các dòng lúa vừa mang gen thơm, vừa chích hút gây bệnh cháy lá lúa và truyền virus gây mang gen kháng rầy nâu dựa vào chỉ thị phân tử liên bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá (Rice ragged stunt virus) kết với gen mục tiêu. Tiếp tục kế thừa kết quả chọn làm giảm năng suất đến 70% hoặc làm mất trắng khi tạo các .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN