tailieunhanh - Phương pháp tạo dãy giả ngẫu nhiên để ứng dụng trong giao thức mật mã

Nội dung bài viết sẽ trình bày phương pháp tạo dãy giả ngẫu nhiên mới, sử dụng thuật toán sinh các bit ngẫu nhiên dựa trên tổ hợp các thanh ghi dịch phản hồi tuyến tính (LFSR) đáp ứng yêu cầu nâng cao độ an toàn của khóa mã sử dụng trong các hệ mật mã đối với lĩnh vực ANQP. | Phương pháp tạo dãy giả ngẫu nhiên để ứng dụng trong giao thức mật mã Kỹ thuật điều khiển & Điện tử PHƯƠNG PHÁP TẠO DÃY GIẢ NGẪU NHIÊN ĐỂ ỨNG DỤNG TRONG GIAO THỨC MẬT MÃ Lê Danh Cường1*, Hồ Văn Canh2, Võ Văn Tùng1 Tóm tắt: Bảo vệ thông tin bằng phương pháp mật mã là giải pháp hữu hiệu hiện nay, đặc biệt trong lĩnh vực Quốc phòng - An ninh. Đối với các hệ mật, độ mật phụ thuộc chủ yếu vào khóa mã. Bởi vậy vấn đề sinh khóa mã để đảm bảo an toàn cho hệ mật luôn mang tính thời sự và thực tiễn trong lĩnh vực bảo mật thông tin hiện nay. Có hai phương pháp sinh khóa cơ bản là sinh khóa ngẫu nhiên và phương pháp sinh khóa giả ngẫu nhiên. Tuy nhiên, hiện nay bài toán sinh khóa giả ngẫu nhiên đang được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn. Nội dung bài báo sẽ trình bày phương pháp tạo dãy giả ngẫu nhiên mới, sử dụng thuật toán sinh các bit ngẫu nhiên dựa trên tổ hợp các thanh ghi dịch phản hồi tuyến tính (LFSR) đáp ứng yêu cầu nâng cao độ an toàn của khóa mã sử dụng trong các hệ mật mã đối với lĩnh vực ANQP. Từ khóa: Bit giả ngẫu nhiên, Thanh ghi dịch NFSR, Bộ tạo bit giả ngẫu nhiên, Mật mã, Thám mã; 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Khi sử dụng giải pháp bảo vệ thông tin bằng mật mã, một câu hỏi đặt ra là “độ an toàn của thông tin được khẳng định như thế nào khi ứng dụng kỹ thuật mật mã ?”. Ta biết rằng, sự an toàn của thông tin hoàn toàn phụ thuộc vào độ an toàn của hệ mật sử dụng, tức là phụ thuộc vào hai yếu tố là khóa mã và thuật toán mã hóa. Trong các giao dịch thương mại điện tử, thường các thuật toán mã hóa được công khai, bởi vật độ an toàn của thông tin hoàn toàn chỉ còn phụ thuộc vào độ an toàn của khóa mã. Đối với các hệ mật sử dụng khóa giả ngẫu nhiên, để tạo ra khóa mã cho mỗi phiên liên lạc người ta phải cung cấp một “số ngẫu nhiên ban đầu” cho thuật toán sinh khóa, trong quá trình mã hóa thuật toán mã hóa sẽ tạo ra khóa mã dịch cho phiên liên lạc đó. Số ngẫu nhiên ban đầu cung cấp cho hệ mật được gọi là “Mầm khóa” (Key Seed).

crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.