tailieunhanh - Phân tích dạng kim loại nặng (As, Cr) trong trầm tích bề mặt thuộc lưu vực sông Cầu – tỉnh Thái Nguyên

Bài viết áp dụng quy trình chiết đơn để xác định các dạng kim loại của Asen (As), Crom (Cr) trong trầm tích bề mặt lưu vực sông Cầu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Kết quả cho thấy, Asen và Crom tồn tại chủ yếu ở dạng cặn dư (F5), ngoài ra còn tìm thấy ở dạng liên kết với oxit sắt – mangan, liên kết hữu cơ. | Phân tích dạng kim loại nặng (As, Cr) trong trầm tích bề mặt thuộc lưu vực sông Cầu – tỉnh Thái Nguyên Nghiên cứu khoa học công nghệ PHÂN TÍCH DẠNG KIM LOẠI NẶNG (As, Cr) TRONG TRẦM TÍCH BỀ MẶT THUỘC LƯU VỰC SÔNG CẦU – TỈNH THÁI NGUYÊN Phạm Thị Thu Hà1*,Vũ Xuân Hòa1, Bùi Minh Quý1, Vương Trường Xuân1, Nguyễn Thị Ánh Tuyết2 Tóm tắt: Bài báo áp dụng quy trình chiết đơn để xác định các dạng kim loại của Asen (As), Crom (Cr) trong trầm tích bề mặt lưu vực sông Cầu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Kết quả cho thấy, Asen và Crom tồn tại chủ yếu ở dạng cặn dư (F5), ngoài ra còn tìm thấy ở dạng liên kết với oxit sắt – mangan; liên kết hữu cơ. Hàm lượng tổng của Cr>As, sự phân bố của As khá đồng đều ở các vị trí lấy mẫu còn Cr thì không. Thông qua giá trị chỉ số tích lũy địa chất (Igeo), chỉ số đánh giá rủi ro (RAC) và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng trầm tích (QCVN 43:2012/BTNMT) đã đánh giá được mức độ ô nhiễm của 2 kim loại trên trong các mẫu trầm tích. Từ khóa: Chiết đơn; Dạng kim loại; Kim loại nặng; Trầm tích; Asen; Crom; ICP-MS. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Các lưu vực sông, cửa sông, cửa biển thường là nơi tích tụ các chất ô nhiễm có nguồn gốc từ nội địa, do nhiều nguyên nhân như xây dựng đường ống, xử lý và thải bỏ nước thải, khai thác mỏ, hoạt động công nghiệp . Trong môi trường này, trầm tích có vai trò quan trọng trong việc tích lũy các kim loại nặng (KLN). Ô nhiễm trầm tích là một trong những chỉ số cho việc dự báo các rủi ro sinh thái tiềm ẩn trong hệ thống thủy sinh. Lưu vực sông Cầu đoạn chảy qua tỉnh Thái Nguyên là khu vực có nhiều mỏ khoáng sản và tập trung nhiều các khu công nghiệp nên dẫn đến nguy cơ ô nhiễm các KLN trong trầm tích là rất lớn. Đã có một số nghiên cứu về trầm tích thuộc lưu vực sông Cầu – Tỉnh Thái Nguyên, nhưng các nghiên cứu này mới tập trung chủ yếu vào 4 kim loại Cd, Cu, Pb và Zn [1-3]. Ngoài ra ở công bố trước chúng tôi cũng đã đánh giá mức độ rủi ro của một số KLN như Fe, Co, Mn,

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG