tailieunhanh - Từ lúa sang tôm: rủi ro, những vấn đề sinh thái và xã hội ở đồng bằng Sông Cửu Long

Bài viết tập trung phân tích những vấn đề sinh thái và xã hội khi người nông dân chuyển từ trồng lúa sang nuôi tôm thương mại như một mô hình nổi bật thể hiện sự phát triển kinh tế đang diễn ra sôi động tại ĐBSCL, nông dân ĐBSCL đang ở trong một môi trường có độ rủi ro cao cả về mặt sinh thái lẫn kinh tế mà đây là kết quả của quá trình xem phát triển (phát triển kinh tế và khoa học kĩ thuật) như nguyên tắc tổ chức then chốt. Kết quả là tại đây đã xuất hiện những thay đổi quan trọng về xã hội như là những đáp ứng của người dân với một xã hội rủi ro. | Từ lúa sang tôm: rủi ro, những vấn đề sinh thái và xã hội ở đồng bằng Sông Cửu Long TỪ LÚA SANG TÔM: RỦI RO, NHỮNG VẤN ĐỀ SINH THÁI VÀ XÃ HỘI Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Ngô Thị Phương Lan 1. Đặt vấn đề Nguyên tắc tổ chức phát triển (development) đã đóng một vai trò then chốt trong lịch sử thế giới. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, khi vấn đề môi trường trở thành một hậu quả rõ nét của quá trình phát triển thì nguyên tắc này đang được nhìn nhận và đánh giá lại về tính bền vững của nó. Thật vậy, Hughes (1995) cho là trong lịch sử của một quốc gia, một cộng đồng, vấn đề môi trường ít khi nào được đề cập đến mà trong dòng lịch sử đó khái niệm phát triển luôn bao trùm và chi phối. Theo phân tích của Hughes, khái niệm phát triển đồng nghĩa với “sự tăng tưởng kinh tế và tiến bộ kĩ thuật” (trang 4) đã có những hạn chế nhất định trong việc chi phối quan niệm của con người về tương lai và thái độ đối với thế giới tự nhiên. Nguyên tắc này được xây dựng trên niềm tin lạc quan của con người vào khả năng sáng tạo và công nghệ để chinh phục những thách thức của tự nhiên. Đây cũng là ảnh hưởng sâu xa của quan điểm tiến hoá vốn rất phổ biến ở các nước phương Tây vào cuối thế kỉ 19 và trong thế kỉ 20. Chính vì quan điểm tự tin và lạc quan về khả năng của con người nên kết quả là thế giới tự nhiên, và tính bền vững của nguồn tài nguyên khai thác trong suốt một thời gian dài không được chú ý đến. Với những dẫn chứng của sự thất bại của phát triển trong quá khứ từ cuộc cách mạng nông nghiệp ở Ai Cập, thời đại kim khí (age of metals) ở Châu Âu, cách mạng đô thị, Ông đã cho thấy tất cả các cuộc cách mạng đó đều có những bước lùi và những bước lùi này tất cả đều có liên quan đến môi trường, cụ thể như yếu tố khí hậu, tài nguyên, lũ lụt (trang 5-6). Trên cơ sở những bài học trong lịch sử về mối quan hệ giữa phát triển và môi trường, trong bối cảnh môi trường thế giới hiện nay, tác giả đã đưa ra hướng tiếp cận các quá trình sinh thái đối với .