tailieunhanh - Một phương pháp ước lượng độ cao rừng dựa trên mô hình VE-RVoG sử dụng ảnh PolInSAR

Bài viết này đề xuất một phương pháp mới nhằm nâng cao độ chính xác trong ước lượng độ cao rừng dựa trên mô hình khối tán xạ ngẫu nhiên đặt trên mặt đất với hệ số suy hao sóng thay đổi theo phương đứng (Varying Extinction Random Volume over Ground - VE-RVoG) sử dụng ảnh ra đa tổng hợp mặt mở giao thoa phân cực (Polarimetric Interferometry Synthetic Aperture Radar - PolInSAR). | Một phương pháp ước lượng độ cao rừng dựa trên mô hình VE-RVoG sử dụng ảnh PolInSAR Nghiên cứu khoa học công nghệ MỘT PHƯƠNG PHÁP ƯỚC LƯỢNG ĐỘ CAO RỪNG DỰA TRÊN MÔ HÌNH VE-RVOG SỬ DỤNG ẢNH POLINSAR Phạm Minh Nghĩa1*, Đoàn Trung Thành2 Tóm tắt: Bài báo này đề xuất một phương pháp mới nhằm nâng cao độ chính xác trong ước lượng độ cao rừng dựa trên mô hình khối tán xạ ngẫu nhiên đặt trên mặt đất với hệ số suy hao sóng thay đổi theo phương đứng (Varying Extinction Random Volume over Ground - VE-RVoG) sử dụng ảnh ra đa tổng hợp mặt mở giao thoa phân cực (Polarimetric Interferometry Synthetic Aperture Radar - PolInSAR). Độ cao rừng trong phương pháp đề xuất được ước lượng dựa trên việc tính một giá trị kết hợp giao thoa phức cho thành phần tán xạ từ tán cây với hai kênh phân cực HH và HV. Hiệu quả của phương pháp đề xuất được đánh giá với dữ liệu PolInSAR nhận được từ phần mềm PolSARProSim. Kết quả thực nghiệm cho thấy độ chính xác của độ cao rừng được cải thiện đáng kể bởi phương pháp đề xuất. Từ khóa: Rừng; Ra đa tổng hợp mặt mở giao thoa phân cực; Mô hình khối ngẫu nhiên trên mặt đất. 1. TỔNG QUAN Độ cao rừng là một trong những tham số quan trọng trong quản lý tài nguyên rừng tại mỗi quốc gia và trong đánh giá sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Trong kỹ thuật ra đa viễn thám, PolInSAR là một trong những công nghệ đầy triển vọng cho ước lượng độ cao rừng dựa trên sự kết hợp các ưu điểm của ra đa tổng hợp mặt mở phân cực (Polarimetric Synthetic Aperture Radar - PolSAR) và ra đa tổng hợp mặt mở giao thoa (Interferometry Synthetic Aperture Radar - InSAR). Các phương pháp ước lượng độ cao rừng đều dựa trên sự thay đổi của các đại lượng đo giao thoa sóng đối với phân bố theo cấu trúc đứng của các phần tử tán xạ kết hợp với sự thay đổi đại lượng đo phân cực ra đa theo hình dạng, sự định hướng của các phân tử tán xạ này. Để có thể chuyển đổi các đại lượng PolInSAR đo được thành độ cao rừng thì mô hình khối tán xạ ngẫu nhiên