tailieunhanh - Tổng hợp luật dẫn giai đoạn bay hành trình của tên lửa không đối không khi tấn công mục tiêu cơ động

Bài viết trình bày tổng hợp luật dẫn áp dụng cho giai đoạn bay hành trình của tên lửa “không đối không” tính đến giới hạn góc và điều khiển tốc độ góc quay đường ngắm. Kết quả mô phỏng được so sánh với luật dẫn cận tối ưu có giới hạn góc, từ đó khẳng định được tính ưu việt của luật dẫn, đảm bảo tấn công mục tiêu cơ động. | Tổng hợp luật dẫn giai đoạn bay hành trình của tên lửa không đối không khi tấn công mục tiêu cơ động Nghiên cứu khoa học công nghệ TỔNG HỢP LUẬT DẪN GIAI ĐOẠN BAY HÀNH TRÌNH CỦA TÊN LỬA KHÔNG ĐỐI KHÔNG KHI TẤN CÔNG MỤC TIÊU CƠ ĐỘNG Nguyễn Sỹ Hiếu1, Đoàn Thế Tuấn1, Nguyễn Đức Cương2, Đặng Công Vụ3 Tóm tắt: Bài báo trình bày tổng hợp luật dẫn áp dụng cho giai đoạn bay hành trình của tên lửa “không đối không” tính đến giới hạn góc và điều khiển tốc độ góc quay đường ngắm. Kết quả mô phỏng được so sánh với luật dẫn cận tối ưu có giới hạn góc, từ đó khẳng định được tính ưu việt của luật dẫn, đảm bảo tấn công mục tiêu cơ động. Từ khóa: Luật dẫn giai đoạn bay hành trình; Tên lửa không đối không; Mục tiêu cơ động. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Với nhiều ưu điểm nổi bật như độ chính xác cao, vùng phóng rộng, góc phóng có độ lệch lớn so với đường ngắm tên lửa-mục tiêu. phương pháp dẫn kết hợp 2 giai đoạn “hành trình – tự dẫn” được sử dụng rộng rãi trên tên lửa “không đối không” tầm trung. Giai đoạn bay hành trình đưa tên lửa đến vị trí xác định trong không gian đảm bảo các yếu tố: Véc tơ vận tốc tên lửa trùng với hướng đường ngắm; Khoảng cách từ tên lửa đến mục tiêu đảm bảo mở đầu tự dẫn; Tốc độ góc quay đường ngắm theo hướng, độ lớn yêu cầu, đầu tự dẫn bắt được mục tiêu. Bài toán đưa tên lửa đến vị trí tối ưu ban đầu được phát triển bởi Bryson và Ho [9], với mục đích đưa đến vị trí tối ưu mong muốn(PIP). Zarchan [6] cũng đạt được kết quả tương tự theo cách mở rộng ràng buộc tại điểm gặp. Menon, Briggs [8], Cheng và Gupta [7] đã phát triển một luật dẫn để đạt tới PIP một cách gần như tối ưu bằng cách sử dụng phương pháp Singular perturbation. N. Indig [10] sử dụng phương pháp cận tối ưu để xác định PIP có tính đến giới hạn góc Tuy nhiên, tất cả các công trình trên chưa đề cập đến vấn đề điều khiển tốc độ góc quay đường ngắm theo yêu cầu thứ 3. a) b) Hình 1. Quỹ đạo tên lửa không điều khiển tốc độ góc quay đường ngắm (a) và điều

TÀI LIỆU LIÊN QUAN