tailieunhanh - Nghiên cứu tổng hợp monome tetrabutyl titanat

Monome tetrabutyl titanat được tổng hợp từ muối vô cơ TiCl4, rượu butanol và một số phụ gia khác. Đặc trưng lý hóa và cấu trúc của sản phẩm tổng hợp được đánh giá thông qua việc đo chiết suất, nhiệt độ sôi, tỷ trọng, ghi phổ FTIR và đối chứng với phổ chuẩn. Mời các bạn tham khảo! | Nghiên cứu tổng hợp monome tetrabutyl titanat Nghiên cứu khoa học công nghệ NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP MONOME TETRABUTYL TITANAT Ngô Văn Hoành*, Ngô Hoàng Giang, Vũ Ngọc Toán, Lê Hồng Minh Tóm tắt: Monome tetrabutyl titanat được tổng hợp từ muối vô cơ TiCl4, rượu butanol và một số phụ gia khác. Đặc trưng lý hóa và cấu trúc của sản phẩm tổng hợp được đánh giá thông qua việc đo chiết suất, nhiệt độ sôi, tỷ trọng, ghi phổ FT- IR và đối chứng với phổ chuẩn. Từ khóa: Tetrabutyl titanat, Polybutyl titanat. 1. MỞ ĐẦU Monome tetrabutyl titanat là hợp chất thể hiện nhiều đặc tính quan trọng nên được sử dụng rộng rãi trong chế tạo vecni, sơn phủ chuyên dụng. Nó cũng được sử dụng cùng với một số loại nhựa khác như: phenol-formandehyt, polyeste, silicon hữu cơ, [2, 5, 7]. Ngoài ra, chúng còn được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác như: làm chất xúc tác cho một số phản ứng trùng hợp, tác nhân liên kết trong lớp men phủ bề mặt kim loại, hợp kim, trong mực in, chất biến tính bề mặt thúc đẩy quá trình kết dính, chống trầy xước và cải thiện đặc tính dẫn điện cho các thiết bị điện tử, [3, 4]. Monome tetrabutyl titanat được tổng hợp bằng nhiều phương pháp như: phương pháp Dupont [6], phương pháp của К. А. АНДРИАНОВ [8]. Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm khác nhau. Polybutyl titanat là thành phần chính của keo lót P-9, P-11 được chỉ định dùng làm keo lót cho các loại chất trám kín trên cơ sở silicon hữu cơ dùng trong quả đạn Kh-35E. Loại nhựa này được tổng hợp từ monome tetrabutyl titanat [8]. Do đó, việc nghiên cứu tổng hợp monome này trong phòng thí nghiệm giữ vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu chế tạo keo lót chuyên dụng. Ở bài báo này, chúng tôi tiến hành tổng hợp monome tetrabutyl titanat (TBT) theo phương pháp của К. А. АНДРИАНОВ, tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ các cấu tử tham gia phản ứng và thời gian sục khí amoniac đến hiệu suất phản ứng. Đặc trưng lý hóa và cấu trúc của sản phẩm tổng hợp được đánh giá thông .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN