tailieunhanh - Tính toán chiều sâu xuyên của phần chiến đấu mìn chống tăng nổ tạo hình

Bài viết đề xuất phương pháp mô phỏng số trên máy tính PC nhằm lựa chọn các thông số thiết kế phần chiến đấu của mìn chống tăng nổ tạo hình để đạt chiều sâu xuyên theo yêu cầu. Phương pháp mô phỏng số trên đã được áp dụng để tính toán lựa chọn thông số thiết kế, phục vụ chế tạo mìn nổ tạo hình chống trực thăng tại Nhà máy Z129- Tổng cục CNQP và đạt được những kết quả khả quan. | Tính toán chiều sâu xuyên của phần chiến đấu mìn chống tăng nổ tạo hình Cơ kỹ thuật & Kỹ thuật cơ khí động lực TÍNH TOÁN CHIỀU SÂU XUYÊN CỦA PHẦN CHIẾN ĐẤU MÌN CHỐNG TĂNG NỔ TẠO HÌNH Dương Văn Yên1*, Nguyễn Văn Thái2 Tóm tắt: Hiện tượng nổ tạo hình đang được ứng dụng nhiều trong các loại mìn chống tăng hiện đại, bố trí gián tiếp với mục tiêu, tấn công mục tiêu từ bên sườn, tương tác với mục tiêu thông qua các trường vật lý như âm thanh, hồng ngoại, laser. Tuy nhiên, thông tin về tính toán, thiết kế mìn, đặc biệt là đầu nổ tạo hình, bị hạn chế công bố trên thế giới, trong nước cũng chỉ có một vài công trình nghiên cứ sơ bộ về vấn đề này. Do đó, việc nghiên cứu thiết kế, chế tạo mìn chống tăng nổ tạo hình đang gặp nhiều khó khăn về lý luận, thực tiễn. Trên cơ sở khảo sát, đánh giá các công trình nghiên cứu về mìn chống tăng nổ tạo hình trong và ngoài nước, nhóm tác giả bài báo đã nghiên cứu, đề xuất phương pháp mô phỏng số trên máy tính PC nhằm lựa chọn các thông số thiết kế phần chiến đấu của mìn chống tăng nổ tạo hình để đạt chiều sâu xuyên theo yêu cầu. Phương pháp mô phỏng số trên đã được áp dụng để tính toán lựa chọn thông số thiết kế, phục vụ chế tạo mìn nổ tạo hình chống trực thăng tại Nhà máy Z129- Tổng cục CNQP và đạt được những kết quả khả quan. Từ khóa: Nổ lõm tạo hình; Mìn chống tăng; Vũ khí chống tăng; Mô phỏng số; Liều nổ lõm. 1. HÌNH DẠNG CỦA PHỄU LÓT VÀ HIỆU ỨNG NỔ TẠO HÌNH Khi kích nổ khối thuốc nổ có hốc hình côn và có gắn phễu kim loại hình côn có độ dẻo động cao (như thép non, đồng.). Sóng nổ truyền dọc phễu lót, tác dụng lên mặt phễu và nén ép phễu. Lúc này áp suất tại mặt phễu lên tới 106 atm, vận tốc nén ép phễu đạt (5 15).103 m/s và mật độ năng lượng cao hơn (20 30) lần so với liều thuốc nổ không có hốc lõm [2], [3]. Năng lượng nổ nén ép phễu lót biến đổi từ mặt ngoài phễu vào phía trong và tập trung ở lớp mỏng phía trong mặt phễu. Lớp kim loại phía trong phễu (10 20%) có tốc .