tailieunhanh - Tình hình nghiên cứu về thơ ca của các nữ thi nhân trong Toàn Đường thi và Manyoshu
Toàn Đường thi là đại diện cho thời kỳ thơ ca phát triển nhất trong lịch sử văn học Trung Quốc, còn Manyoshu được coi là “ngọn hải đăng của thơ ca Nhật Bản”. Toàn Đường thi do Tào Dần và Bành Định Cầu biên soạn thời Khang Hy gồm 900 quyển, ghi lại bài thơ của tác giả, trong khi Manyoshu, tương truyền được Otomo no Yakamochi biên soạn vào nửa cuối thế kỷ thứ VIII, bao gồm bài thơ thuộc nhiều thể loại khác nhau. Thông qua hai bộ tổng tập thi ca đồ sộ này, chúng ta cũng có thể nhận thấy, trong số hàng nghìn nhà thơ đóng góp vào sự hình thành của hai bộ tổng tập này, có không ít nữ thi nhân. Mặc dù trước tác của họ không nhiều và chưa nhận được sự đánh giá cao như ba cây đại thụ lớn trong thơ ca thời Đường (Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị) (đối với trường hợp Toàn Đường thi) hay “Vạn Diệp ngũ đại gia” (đối với trường hợp Manyoshu), nhưng đặt trong dòng chảy của lịch sử văn học cổ điển Trung Hoa và Nhật Bản, 251 nữ thi nhân trong hai bộ thi tuyển cùng 1109 bài thơ cũng có một vị trí nhất định mà chúng ta khó có thể phủ nhận được. Bài viết sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về tình hình nghiên cứu thơ ca của các nữ thi nhân trong hai bộ thi tuyển nêu trên, đồng thời đánh giá những thành tựu và hạn chế trong một số công trình tiêu biểu, từ đó khơi gợi một vài hướng đi tiềm năng để các học giả Việt Nam có thể góp sức mình cho lĩnh vực nghiên cứu thơ ca cổ điển châu Á nói chung và thơ ca nữ giới nói riêng. | Tình hình nghiên cứu về thơ ca của các nữ thi nhân trong Toàn Đường thi và Manyoshu Tình hình nghiên cứu về thơ ca của các nữ thi nhân trong Toàn Đường thi và Manyoshu Nguyễn Anh Tuấn(*) Tóm tắt: Toàn Đường thi là đại diện cho thời kỳ thơ ca phát triển nhất trong lịch sử văn học Trung Quốc, còn Manyoshu được coi là “ngọn hải đăng của thơ ca Nhật Bản”. Toàn Đường thi do Tào Dần và Bành Định Cầu biên soạn thời Khang Hy gồm 900 quyển, ghi lại bài thơ của tác giả, trong khi Manyoshu, tương truyền được Otomo no Yakamochi biên soạn vào nửa cuối thế kỷ thứ VIII, bao gồm bài thơ thuộc nhiều thể loại khác nhau. Thông qua hai bộ tổng tập thi ca đồ sộ này, chúng ta cũng có thể nhận thấy, trong số hàng nghìn nhà thơ đóng góp vào sự hình thành của hai bộ tổng tập này, có không ít nữ thi nhân. Mặc dù trước tác của họ không nhiều và chưa nhận được sự đánh giá cao như ba cây đại thụ lớn trong thơ ca thời Đường (Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị) (đối với trường hợp Toàn Đường thi) hay “Vạn Diệp ngũ đại gia” (đối với trường hợp Manyoshu), nhưng đặt trong dòng chảy của lịch sử văn học cổ điển Trung Hoa và Nhật Bản, 251 nữ thi nhân trong hai bộ thi tuyển cùng 1109 bài thơ cũng có một vị trí nhất định mà chúng ta khó có thể phủ nhận được. Bài viết sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về tình hình nghiên cứu thơ ca của các nữ thi nhân trong hai bộ thi tuyển nêu trên, đồng thời đánh giá những thành tựu và hạn chế trong một số công trình tiêu biểu, từ đó khơi gợi một vài hướng đi tiềm năng để các học giả Việt Nam có thể góp sức mình cho lĩnh vực nghiên cứu thơ ca cổ điển châu Á nói chung và thơ ca nữ giới nói riêng. Từ khóa: Toàn Đường thi, Manyoshu, Nữ thi nhân, Thơ ca I. Tình hình nghiên cứu thơ ca phụ nữ trong từng bộ thi tuyển. Cụ thể, các công trình tiêu Toàn Đường thi và Manyoshu biểu trong mảng nghiên cứu tổng quan về 1. Khuynh hướng nghiên cứu thơ ca phụ nữ trong Toàn Đường thi bao Các nghiên cứu về thơ ca phụ nữ trong gồm:
đang nạp các trang xem trước