tailieunhanh - Một số quỹ đạo mục tiêu phục vụ mô phỏng huấn luyện trong các đại đội pháo phòng không 37mm-2N tác chiến ngày và đêm

Bài viết trình bày mô tả toán học một số quỹ đạo mục tiêu sử dụng trong quá trình huấn luyện ở các đại đội pháo phòng không hiện nay. Hai quỹ đạo mục tiêu điển hình là quỹ đạo bay thẳng và quỹ đạo bay vòng được xây dựng. Thông số mục tiêu cụ thể được trích xuất từ các tổ hợp phòng không tầm thấp, sau đó đưa vào tính toán mô phỏng trực quan. | Một số quỹ đạo mục tiêu phục vụ mô phỏng huấn luyện trong các đại đội pháo phòng không 37mm-2N tác chiến ngày và đêm Kỹ thuật điều khiển - Điện tử MỘT SỐ QUỸ ĐẠO MỤC TIÊU PHỤC VỤ MÔ PHỎNG HUẤN LUYỆN TRONG CÁC ĐẠI ĐỘI PHÁO PHÒNG KHÔNG 37MM-2N TÁC CHIẾN NGÀY VÀ ĐÊM Vũ Quốc Huy* Tóm tắt: Bài báo trình bày mô tả toán học một số quỹ đạo mục tiêu sử dụng trong quá trình huấn luyện ở các đại đội pháo phòng không hiện nay. Hai quỹ đạo mục tiêu điển hình là quỹ đạo bay thẳng và quỹ đạo bay vòng được xây dựng. Thông số mục tiêu cụ thể được trích xuất từ các tổ hợp phòng không tầm thấp, sau đó đưa vào tính toán mô phỏng trực quan. Các mô tả quỹ đạo này đóng vai trò quan trọng, làm đầu vào đặt cho hệ thống bám sát hoạt động, hỗ trợ hiệu quả cho quá trình huấn luyện thực tế. Từ khóa: Quỹ đạo mục tiêu; Bay thẳng; Bay vòng; Pháo phòng không. 1. MỞ ĐẦU Trong các tổ hợp phòng không tầm thấp trang bị cho các đại đội pháo phòng không hiện nay, quá trình huấn luyện thường được thực hiện với các mục tiêu mô phỏng. Theo đó quỹ đạo mục tiêu điển hình được xây dựng, tính toán góc mục tiêu để đưa vào hệ truyền động bám của các đài quan sát [3]. Trong [4] động học của mục tiêu đã được khảo sát đầy đủ với rất nhiều thủ đoạn bay, theo đó một số quỹ đạo bay điển hình đã được xây dựng. Để thuận lợi cho công tác huấn luyện chiến đấu ở cấp đại đội, quỹ đạo mục tiêu bay thẳng và bay vòng tròn với vận tốc và độ cao không đổi đã được tích hợp vào các tổ hợp phòng không tầm thấp [1]. Dựa trên một số bài huấn luyện thực tế đang triển khai trong các đại đội PPK 37mm 2 nòng (cPPK 37mm-2N) [1], hai kịch bản vận động của mục tiêu với các thông số mô tả quỹ đạo bay được thể hiện trong bảng 1 [2]. Trong bảng 1, D0 là cự ly ban đầu, θ1t0 là góc hướng ở thời điểm bắt được mục tiêu M; P là hình chiếu của cự ly lên phẳng phẳng hướng. Ở kịch bản thứ nhất, mục tiêu bay thẳng vào trận địa từ cự ly và góc hướng ban đầu D0, θ1t0, sau đó bay ra. Ở kịch bản thứ .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN