tailieunhanh - Quyết định số 471/2019/QĐ-TTg

Quyết định số 471/2019/QĐ-TTg phê duyệt đề án “tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2019-2021”. Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; | Quyết định số 471/2019/QĐ-TTg THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ------- Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 471/QĐ-TTg --------------- Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2019 QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT GIAI ĐOẠN 2019-2021” ---------- THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật ngày 20 tháng 6 năm 2012; Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006; Căn cứ Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021; Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2019-2021” (sau đây gọi là Đề án) với những nội dung chính sau đây: I. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO 1. Tiếp tục thể chế hóa đầy đủ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin gắn với xây dựng Chính phủ điện tử là giải pháp đột phá để đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. 2. Khai thác triệt để thế mạnh của công nghệ thông tin, cải thiện điều kiện tiếp cận thông tin về pháp luật, giúp người dân và xã hội sử dụng, khai thác một cách thuận lợi hệ thống thông tin pháp luật được số hóa; kết nối, chia sẻ thông tin trong phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo đảm tính chính xác, đầy đủ, thiết thực, kịp thời, thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm. 3. Kế thừa thành quả đạt được, khắc phục hạn chế, tồn tại của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hiện nay; tiếp thu chọn lọc kinh nghiệm trên mộ t số lĩnh vực và của các nước; bảo đảm thống nhất, đồng bộ, khả thi, tiết kiệm, hiệu quả và phát huy mọi nguồn lực của xã hội. II. MỤC TIÊU 1. .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN