tailieunhanh - Nghiên cứu đặc điểm động học quá trình phân hủy điện hóa một số hợp chất Nitramin

Trong bài báo giới thiệu kết quả khảo sát đặc điểm động học phản ứng oxi hoá điện hoá một số hợp chất nitramin (NAs) độc hại như cyclotrimetylen trinitramin (RDX), octahydro-1,3,5,7-tetranitro-1,3,5,7-tetrazocin (HMX), 2,4,6- trinitrophenyl-N-metylnitramin (tetryl). Kết quả khảo sát cho thấy sự suy giảm nồng độ NAs, COD (Chemical Oxygen Demand) theo thời gian phản ứng tuân theo quy luật phản ứng giả bậc nhất trong đó hằng số tốc độ phản ứng giả bậc nhất tính theo nồng độ (k’CNAs, k’c ) luôn nhỏ hơn tổng hằng số tốc độ biểu kiến phản ứng oxi hóa điện hóa giả bậc nhất tính theo COD (K’COD). | Nghiên cứu đặc điểm động học quá trình phân hủy điện hóa một số hợp chất Nitramin Hãa häc & Kü thuËt m«i tr­êng NGHIªN CøU §Æc ®iÓM ®éng Häc QU¸ TR×NH PH©N HUû ®iÖn Hãa MéT Sè HîP CHÊT NITRAMIN VŨ QUANG BÁCH*, ĐỖ NGỌC KHUÊ**, ĐỖ BÌNH MINH**, NGÔ HOÀNG GIANG***, LÊ THANH BẰNG* Tóm tắt: Trong bài báo giới thiệu kết quả khảo sát đặc điểm động học phản ứng oxi hoá điện hoá một số hợp chất nitramin (NAs) độc hại như cyclotrimetylen trinitramin (RDX), octahydro-1,3,5,7-tetranitro-1,3,5,7-tetrazocin (HMX), 2,4,6- trinitrophenyl-N-metylnitramin (tetryl). Kết quả khảo sát cho thấy sự suy giảm nồng độ NAs, COD (Chemical Oxygen Demand) theo thời gian phản ứng tuân theo quy luật phản ứng giả bậc nhất trong đó hằng số tốc độ phản ứng giả bậc nhất tính theo nồng độ (k’CNAs, k’c ) luôn nhỏ hơn tổng hằng số tốc độ biểu kiến phản ứng oxi hóa điện hóa giả bậc nhất tính theo COD (K’COD). Kết quả thử nghiệm cho thấy phép tính tổng hằng số tốc độ biểu kiến phản ứng oxi hóa giả bậc nhất dựa trên cơ sở đo thông số COD có thể áp dụng để xác định đặc trưng động học phản ứng oxi hóa điện hóa phân hủy của tetryl thay cho phương pháp đo trực tiếp nồng độ của chúng (CTet). Từ khóa: Động học phản ứng, Oxi hoá điện hoá, Hợp chất Nitramin. 1. MỞ ĐẦU Oxi hóa điện hóa là một trong các phương pháp đã và đang được áp dụng có hiệu quả trong lĩnh vực công nghệ hóa học và công nghệ môi trường. Để khử độc cho môi trường nước bị nhiễm các chất hữu cơ độc hại khó phân hủy, trong đó có các hợp chất nitramin, người ta [1] thường sử dụng 2 hai quá trình oxi hóa điện hóa khác nhau: oxi hóa trực tiếp trên anot trơ và oxi hóa gián tiếp trong dung dịch. Trong cả hai quá trình này đều có sự tham gia của gốc hydroxyl (*OH) được hình thành từ sự oxi hóa nước trên anot, hoặc do phản ứng giữa các hợp chất sinh ra trong quá trình điện hoá. Chính vì vậy động học phản ứng oxi hóa điện hóa (EO) phân hủy các chất hữu cơ, về nguyên tắc, cũng sẽ tuân theo quy luật

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.