tailieunhanh - Nghiên cứu xử lý axit Styphnic trong nước bằng hệ UV/H2O2/bùn đỏ Tây Nguyên
Nghiên cứu này tập trung vào việc khảo sát khả năng ứng dụng chất xúc tác quang TiO2 có trong bùn đỏ Tây Nguyên vào quá trình oxy hóa nâng cao UV-H2O2 để phân hủy axit Styphnic (TNR) trong nước tự tạo. | Nghiên cứu xử lý axit Styphnic trong nước bằng hệ UV/H2O2/bùn đỏ Tây Nguyên Hóa học & Kỹ thuật môi trường NGHIÊN CỨU XỬ LÝ AXIT STYPHNIC TRONG NƯỚC BẰNG HỆ UV/H2O2/BÙN ĐỎ TÂY NGUYÊN Nguyễn Văn Huống1*, Vũ Đức Lợi2, Nguyễn Đình Hưng1, Trần Thị Tố Uyên3, Nguyễn Mạnh Khải3 Tóm tắt: Nghiên cứu này tập trung vào việc khảo sát khả năng ứng dụng chất xúc tác quang TiO2 có trong bùn đỏ Tây Nguyên vào quá trình oxy hóa nâng cao UV-H2O2 để phân hủy axit Styphnic (TNR) trong nước tự tạo. Nghiên cứu được tiến hành trên cơ sở xác định hiệu suất phân hủy TNR trong nước với sự có mặt của bùn đỏ Tây Nguyên, tác nhân oxy hóa H2O2 sau một khoảng thời gian (0-60 phút) chiếu tia UV. Các yếu tố như pH, tỉ lệ mol H2O2/TiO2, nồng độ chất ban đầu, bước sóng, cường độ ánh sáng đều có ảnh hưởng rõ rệt đến hiệu suất phân hủy TNR trong nước. Kết quả nghiên cứu cho thấy tại điều kiện C0TNR = 143,54 mg/L, tỉ lệ mol H2O2/TiO2=15, pH = 3, λ= 313nm, 100% TNR bị phân hủy trong 60 phút. Từ khoá: TNR; Axit stynic; UV- H2O2. 1. MỞ ĐẦU Axit Styphnic (TNR) có công thức phân tử là C6H(NO2)3(OH)2. Đây là một loại axit có màu vàng, tinh thể hình lục giác. Nó được sử dụng trong quá trình sản xuất thuốc nhuộm, mực, thuốc men và vật liệu nổ như chì styphnate [4]. TNR được xếp trong danh sách 429 các chất độc nguy hại cần được xử lý. TNR gây hại cho hệ thần kinh, chủ yếu lên máu, phá vỡ quá trình cung cấp oxy cho cơ thể và có thể gây bệnh viêm da. Dấu hiệu đặc trưng khi bị ngộ độc TNR là chóng mặt, đau đầu. Đồng thời khi có mặt trong nước làm giảm sự cung cấp oxi cho sinh vật sống, gây mùi khó chịu hoặc mùi thối cho nước và thịt cá [4]. Để xử lý TNR trong nước thải đã có nhiều công trình nghiên cứu và áp dụng. Các phương pháp đã được nghiên cứu và áp dụng xử lý như sử dụng chất hấp phụ [8] các phương pháp sinh học [6]. Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu, ứng dụng các tác nhân oxy hóa và oxy hóa nâng cao để xử lý môi trường đem lại hiệu quả .
đang nạp các trang xem trước