tailieunhanh - Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm phân tích thực trạng quản lý nhà nước về HĐKS trên địa bàn tỉnh Nghệ An cũng như bối cảnh trong nước và quốc tế có liên quan thời kỳ tới, đề tài đề xuất quan điểm, định hướng và giải pháp có cơ sở khoa học và phù hợp thực tiễn tăng cường quản lý nhà nước về HĐKS nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, góp phần khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả, đảm bảo an toàn và thân thiện với môi trường nguồn tài nguyên KS, phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An và cả nước nói chung. | Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT HOÀNG QUỐC VIỆT NGHIÊN CỨU TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội - 2018 Công trình đƣợc hoàn thành tại: Khoa Kinh tế - QTKD, Trƣờng Đại học Mỏ - Địa chất Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Phan Thị Thái TS. Lê Ái Thụ Phản biện 1: GSTS. Nguyễn Kế Tuấn Phản biện 2: . Đỗ Hữu Tùng Phản biện 3: . Đinh Đăng Quang Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận án cấp Trƣờng họp tại : . . . vào hồi giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại thƣ viện: 1. Thư viện Quốc gia 2. Thư viện Trường Đại học Mỏ - Địa chất 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài - Tài nguyên khoáng sản (TNKS) là tài sản, là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của tất cả các quốc gia. TNKS lại có đặc thù là luôn cố định về vị trí trong không gian và khi khác thác sẽ bị cạn kiệt và hầu hết là không tái tạo lại đƣợc. Đòi hỏi phải có sự quản lý chặt chẽ của Chính phủ các quốc gia về HĐKS (HĐKS) nhằm sử dụng hợp lý, có hiệu quả TNKS phục vụ tốt nhất yêu cầu phát triển bền vững đất nƣớc. - Ở Việt Nam, Nghị quyết số 02-NQ/TW của Bộ Chính trị đã nêu “Khoáng sản là tài sản thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý, là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội đất nước, phải được điều tra, thăm dò, đánh giá đúng trữ .
đang nạp các trang xem trước