tailieunhanh - Khảo sát hiệu quả của các dạng cơ động tên lửa đối hải để vượt hỏa lực pháo phòng không tự động trên tàu
Trên cơ sở mô phỏng thực nghiệm Monte-carlo, bài báo trình bày kết quả khảo sát hiệu quả các dạng cơ động tên lửa đối hải để vượt hỏa lực pháo phòng không tự động trên tàu. Từ kết quả khảo sát, có thể đưa ra những khuyến cáo về xây dựng các thông số chiến - kỹ thuật khi thiết kế tên lửa đối hải với mục đích nâng cao hiệu quả chiến đấu. | Khảo sát hiệu quả của các dạng cơ động tên lửa đối hải để vượt hỏa lực pháo phòng không tự động trên tàu Nghiên cứu khoa học công nghệ KHẢO SÁT HIỆU QUẢ CỦA CÁC DẠNG CƠ ĐỘNG TÊN LỬA ĐỐI HẢI ĐỂ VƯỢT HỎA LỰC PHÁO PHÒNG KHÔNG TỰ ĐỘNG TRÊN TÀU Nguyễn Hanh Hoàn1*, Lê Kỳ Biên2 Tóm tắt: Trên cơ sở mô phỏng thực nghiệm Monte-carlo, bài báo trình bày kết quả khảo sát hiệu quả các dạng cơ động tên lửa đối hải để vượt hỏa lực pháo phòng không tự động trên tàu. Từ kết quả khảo sát, có thể đưa ra những khuyến cáo về xây dựng các thông số chiến - kỹ thuật khi thiết kế tên lửa đối hải với mục đích nâng cao hiệu quả chiến đấu. Từ khóa: Tổ hợp pháo phòng không tự động, Tên lửa đối hải. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hỏa lực của các tổ hợp pháo phòng không tự động (PPKTĐ) trên tàu là lớp hỏa lực cuối cùng bảo vệ tàu trước các phương tiện tấn công đường không [2],[5]. Hiện nay, tên lửa đối hải (TLĐH) chính là một trong các phương tiện tấn công đường không hiệu quả nhất trong tác chiến trên biển. Đạn PPKTĐ sau khi bay ra khỏi nòng sẽ chuyển động theo quỹ đạo không điều khiển, trong một liên bắn (100, 200 hoặc 400 viên) thì các tổ hợp PPKTĐ không điều chỉnh hướng nòng pháo được [4]. Như vậy, nhằm đảm bảo bắn trúng TLĐH, liên đạn pháo sẽ được bắn về hướng vị trí điểm bắn đón mục tiêu tương ứng với quỹ đạo dự kiến của TLĐH. Để tăng khả năng sống sót, TLĐH cần cơ động để tạo ra độ trượt giữa đạn và tên lửa, tránh được hỏa lực của tổ hợp PPKTĐ. Bên cạnh kiểu cơ động truyền thống trong một mặt phẳng như cơ động theo hình thang, cơ động bổ nhào. Hiện nay, một số TLĐH [2] có thể cơ động phức tạp trong không gian (cơ động hình con rắn, cơ động spiral). Bài báo trình bày đánh giá hiệu quả của các dạng cơ động tên lửa đối hải để vượt hỏa lực pháo phòng không tự động trên tàu. Kết quả khảo sát có thể được sử dụng trong thiết kế các TLĐH với mục đích nâng cao hiệu quả chiến đấu. 2. XÂY DỰNG MÔ HÌNH TOÁN HỌC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÁC DẠNG CƠ ĐỘNG TÊN LỬA ĐỐI .
đang nạp các trang xem trước