tailieunhanh - Quản lý cạnh tranh trong kinh tế theo pháp luật Việt Nam

Nghiên cứu, tìm hiểu cơ sở lý luận về hoạt động quản lý cạnh tranh, pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý cạnh tranh. Phân tích làm rõ khái niệm, nội dung chủ yếu của pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý cạnh tranh ở Việt trạng pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay. Làm sáng tỏ nhu cầu và phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý cạnh tranh trong điều kiện Việt Nam hiện nay. | Quản lý cạnh tranh trong kinh tế theo pháp luật Việt Nam Quản lý cạnh tranh trong kinh tế theo pháp luật Việt Nam Nguyễn Thanh Hiếu Khoa Luật Luận văn ThS. ngành: Luật kinh tế; Mã số: 60 38 50 Người hướng dẫn: . Nguyễn Viết Tý Năm bảo vệ: 2010 Abstract. Nghiên cứu, tìm hiểu cơ sở lý luận về hoạt động quản lý cạnh tranh, pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý cạnh tranh. Phân tích làm rõ khái niệm, nội dung chủ yếu của pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý cạnh tranh ở Việt trạng pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay. Làm sáng tỏ nhu cầu và phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý cạnh tranh trong điều kiện Việt Nam hiện nay Keywords. Quản lý cạnh tranh; Luật kinh tế; Pháp luật Việt Nam Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kể từ khi Luật Cạnh tranh 2004 ra đời, nền kinh tế thị trường của Việt Nam đã có khung pháp lý để điều chỉnh các hành vi hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh. Luật Cạnh tranh là một văn bản pháp luật có tính chất là luật "mẹ" để Nhà nước ta quản lý cạnh tranh. Nói đến Luật Cạnh tranh là nói đến kinh tế, quản lý cạnh tranh ở đây tất yếu là quản lý cạnh tranh trong kinh tế. Tuy nhiên, Luật Cạnh tranh không bao quát hết mọi hoạt động nhằm quản lý cạnh tranh của Nhà nước. Trong khi đó, nghiên cứu về quản lý cạnh tranh là một vấn đề hoàn toàn mới mẻ nhưng vô cùng cần thiết ở Việt Nam. Nghiên cứu về quản lý cạnh tranh là cách nhìn từ một góc độ khác của pháp luật cạnh tranh nhằm xây dựng thành những cơ sở lý luận cũng như thực tiễn để Nhà nước ta thực hiện tốt chức năng quản lý xã hội, điều tiết thị trường đi theo đúng định hướng. Nghiên cứu về quản lý cạnh tranh trong kinh tế còn là sự tiếp cận và đánh giá bao quát đối với hệ thống pháp luật về chính sách cạnh tranh ở nước ta. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích: Luận văn góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn cho

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN