tailieunhanh - Nghiên cứu quản lý chất lượng nước Sông Cầu trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên

Khái quát điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội. Trình bày đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu. Phân tích hiện trạng chất lượng nước sông Cầu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Đánh giá chất lượng nước sông Cầu và đề xuất giải pháp quản lý môi trường nước sông Cầu. | Nghiên cứu quản lý chất lượng nước Sông Cầu trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên Nghiên cứu quản lý chất lượng nước Sông Cầu trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên Vũ Thị Hồng Nghĩa Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Khoa Môi trường Luận văn Thạc sĩ ngành: Khoa học môi trường; Mã số: 60 85 02 Người hướng dẫn: Đặng Trung Thuận Năm bảo vệ: 2011 Abstracts. Khái quát điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội. Trình bày đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu. Phân tích hiện trạng chất lượng nước sông Cầu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Đánh giá chất lượng nước sông Cầu và đề xuất giải pháp quản lý môi trường nước sông Cẩu. Keywords. Khoa học môi trường; Thái Nguyên; Chất lượng nước Content Sông Cầu là sông liên tỉnh, dài 290km, bắt nguồn từ Bắc Kạn và đổ vào sông Thái Bình tại Phả Lại. Sông Cầu có ý nghĩa rất to lớn về cung cấp nước cho các hoạt động KT- XH, duy trì các HST nước cho 6 tỉnh trên lưu vực: Bắc Kạn, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương. Tuy nhiên, trong những năm gần đây dòng sông Cầu đã có những dấu hiệu ô nhiễm, đặc biệt sông Cầu đoạn chảy qua tỉnh Thái Nguyên, do đó đề tài : “Nghiên cứu quản lý chất lượng nước sông Cầu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” được lựa chọn và thực hiện. Mục tiêu nghiên cứu trong luận văn là : Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông Cầu, khả năng tiếp nhận chất thải và đề xuất các giải pháp quản lý chất lượng nước sông Cầu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên với cách tiếp cận Quản lý nước theo lưu vực sông, quản lý theo hướng phát triển bền vững và phân tích hệ thống theo mô hình DPSIR ( Động lực- Áp lực- Hiện trạng- Tác động- Phản hồi). Học viên đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu: + Thu thập, kế thừa những kết quả nghiên cứu trước từ năm 2006 đến năm 2010 của Trung tâm Quan trắc và Công nghệ môi trường tỉnh; + Điều tra, khảo sát thực địa, lấy mẫu bổ sung vào 2 mùa: mùa khô ( tháng 4/ 2011) và mùa mưa ( tháng 8/2011); + Xử lý, thống kê, sử dụng phần mền .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN