tailieunhanh - Tâm lý học thực chiến ứng dụng trong kinh doanh và hiệu ứng chim mồi (Tập 1): Phần 2

Tiếp nối phần 1, phần 2 của tài liệu Tâm lý học thực chiến ứng dụng trong kinh doanh và hiệu ứng chim mồi gồm 13 nội dung: hiệu ứng chân lý ảo tưởng; tư duy phi logic; suy nghiệm đánh giá nỗ lực; hiệu ứng mặc định; quy luật hiệu ứng; quy luật 100; suy nghiệm keats; tâm lý học tiến hóa; thuyết so sánh xã hội; hiệu ứng trung hòa; hiệu ứng sai lầm; nhu cầu xã hội; hiệu ứng sở hữu. Để hiểu hơn về tâm lý học ứng dụng trong kinh doanh tài liệu được chia sẻ dưới đây. | Tâm lý học thực chiến ứng dụng trong kinh doanh và hiệu ứng chim mồi (Tập 1): Phần 2 Hạo Nhiên – Quốc Khánh HIỆU ỨNG CHÂN LÝ ẢO TƯỞNG Tại sao sự lặp lại có thể biến sai thành đúng? Hằng ngày, trên báo đài, ti vi, internet, ta luôn bắt gặp những người cứ lặp đi lặp lại những thông điệp< sai lè ra. Họ làm thế để làm gì, khi mà nhiều thông điệp vừa nghe vào đã thấy hơi vô lý (kiểu như ‚hàng đầu Việt Nam‛ chẳng hạn)? Tại sao họ lại chịu chơi chịu chi bỏ không ít tiền ra chỉ để lặp đi lặp lại những điều có vẻ như vô nghĩa này? Không, không có gì là vô nghĩa cả. Thực ra, những người hay lặp đi lặp lại ấy là chuyên gia sử dụng kỹ thuật tuyên truyền với nền tảng tâm lý học cực khủng. Họ đã sử dụng hiệu ứng chân lý ảo tưởng để 18 Hiệu ứng chim mồi biết sai thành đúng theo cách có vẻ ngu ngốc như hiệu quả vô cùng. Hiệu ứng chân lý ảo tưởng Theo hiệu ứng chân lý ảo tưởng (Illusory truth effect), con người sẽ tin một thông tin nào đó là đúng chỉ đơn giản vì< họ tiếp xúc với thông tin đó nhiều hơn! Nói cách khác, nếu mỗi ngày bạn đều nghe đi nghe lại một thông tin nào đó (mà bạn chưa kiểm chứng hoặc không có cơ hội để kiểm chứng), thì bạn sẽ có xu hướng tin thông tin này là đúng hơn là một thông tin chỉ mới nghe lần đầu. Để tìm hiểu tường tận về hiệu ứng này, ta sẽ đi ngược lại một thí nghiệm được tiến hành vào năm 1977: Ai đúng, ai sai? Ai đúng, ai sai? Ai đúng, ai sai? Năm 1977, ba nhà khoa học Hasher, Goldstein và Toppino đã tiến hành thí nghiệm này. Người tham 19 Hạo Nhiên – Quốc Khánh gia được mời đánh giá mức độ chính xác của 60 khẳng định nghe có vẻ có lý (nhưng rất khó để biết chính xác), ví dụ như: “Bóng rổ trở thành môn thi Olympics vào năm 1925.” Một số câu khẳng định là đúng, một số là sai. Người tham gia thí nghiệm thực hiện thí nghiệm 3 lần, mỗi lần cách nhau 2 lần. 20 câu khẳng định trong số này được giữ nguyên, còn lại đều được thay đổi ở mỗi lần. Kết quả

TỪ KHÓA LIÊN QUAN